Theo dõi Báo Hànộimới trên

Quốc hội điện tử của Việt Nam, nên hay không?

ADMIN| 24/06/2003 08:59

Có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Internet chứng minh những tiện ích của nó. Song nó mới chỉ tồn tại dưới dạng một nền kinh tế điện tử, xã hội điện tử chứ chưa có một nền “dân chủ điện tử” được thể hiện qua Quốc hội điện tử...

Có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Internet chứng minh những tiện ích của nó. Song nó mới chỉ tồn tại dưới dạng một nền kinh tế điện tử, xã hội điện tử chứ chưa có một nền “dân chủ điện tử” được thể hiện qua Quốc hội điện tử.

Loại hình quốc hội này tồn tại và hoạt động với đặc điểm là tất cả các khâu đều được số hóa, cử tri và các đại biểu có thể liênlạc trực tiếp với nhau về những vấn đề khúc mắc. Việc ứng dụng Internet vào hoạt động của Quốc hội ở nước ta thời gian qua đã đem lại nhiềuhiệu quả nhất định. Mạng nội bộ của Quốc hội được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2002 khá táo bạo, với một hệ thống thông tin luôn được cập nhật về tất cả các lĩnh vực. Không những thế, Quốc hội của ta đã có hẳn một website riêng trên Internet nối mạng toàn cầu luôn được cập nhật hàng ngày các thông tin về những hoạt động của Quốc hội. Ai cũng có thể truy cập vào website này rất thuận lợi mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.

Qua tìm hiểu Quốc hội điện tử mà một số nước phát triển như Nhật, Mỹ, Anh... đang xây dựng có thể thấy rõ rằng khi xây dựng thành công mô hình này, sẽ tận dụng được rất nhiều tiện ích mà mạng Internet đã mang lại như đối với các cơ quan, lĩnh vực khác. Trong đó yếu tố nổi bật vẫn là sự tiết kiệm. Tiết kiệm cả thời gian và kinh phí, nhất là trong những đợt khảo sát hay tham vấn cử tri về một vấn đề lĩnh vực nào đó trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Hơn nữa, điều quan trọng mang tính đặc thù để phân biệt Quốc hội thường và Quốc hội điện tử là mọi người dân đều có thể liên lạc, chất vấn trực tuyến với các đạibiểu giải đáp các vấn đề họ quan tâm, tạo ra sự dân chủ điện tử trực tiếp tức thời. Những rào cản thông thường giữa hai bên hầu như được rũ bỏ. Người dân được quyết định các vấn đề và được “làm chủ” chính mình, chứ khôngphải thông qua một bước trung gian nào khác hoặc phải chờ đợi “dài cổ”. Điều này vừa mang lại hiệu quả tối đa mà lại tiết kiệm đến mức tối thiểu thời gian và chi phí cho cả đôi bên (đại biểu và cử tri đều không cần đến nghị viện mà có thể trao đổi ngay tại bất cứ đâu có kết nối Internet).

Để tiến tới Quốc hội điện tử nước ta còn phải trải qua cả quá trình với nhiều bước đi khác nhau. Song với những tiện ích không phải bàn cãi kể trên, đó là việc nên làm. Các quan chức và nhiều nhà khoa học đã cho rằng việc xây dựng thành công Quốc hội điện tử không phải là điều quá xa vời. Song mấu chốt lại nằm ở chỗ khoảng cách giữa Quốc hội và người dân phải được san lấp, nghĩa là Internet phải đến được với đại bộ phận dân chúng, không kể đó là nông thôn hay thành thị, miền núi hay đồng bằng. Đi liền với quá trình“số hóa” đời sống xã hội như vậy, là một kết cấu hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại đủ đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của nhân dân.

Tùng Linh

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội điện tử của Việt Nam, nên hay không?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.