Theo dõi Báo Hànộimới trên

Truy đến cùng nguồn gốc tài sản tham nhũng

Thanh Hiền| 23/11/2017 07:17

(HNM) - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 22-11, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cần bổ sung quy định tịch thu tài sản không giải trình được nguồn gốc.

- Trong năm 2017, hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản nhưng chỉ xác minh 78 trường hợp và phát hiện 5 trường hợp kê khai không trung thực, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

- Cả Chính phủ và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đều nhận định, biện pháp kê khai tài sản thực hiện trong thời gian vừa qua còn hình thức, dường như không có tác dụng trong phòng, chống tham nhũng. Con số nêu trên cho thấy, gần như tất cả kê khai cho xong, chứ không xác minh tính trung thực. Chỉ đến khi dư luận, báo chí lên tiếng hoặc có tố cáo thì mới xem xét, kiểm tra, xác minh.

- Trên thực tế, việc xác minh nguồn gốc thực chất của tài sản rất khó, ông đề xuất gì để khắc phục tình trạng này?

- Theo tôi, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) phải bổ sung quy định tịch thu tài sản không giải trình được nguồn gốc, đồng thời xử lý trách nhiệm người kê khai về tội gian dối và xử lý trách nhiệm người quản lý, có trách nhiệm xác minh tính trung thực của người kê khai tài sản đó. Ví dụ ông C khai vay của ông A 5 tỷ đồng, bà B 3 tỷ đồng thì phải yêu cầu ông A, bà B giải trình lấy đâu ra số tiền đó để cho vay và nếu không giải trình được thì phải xử lý tài sản này. Như trường hợp ông Phạm Sỹ Quý khai vay ngân hàng, vay bạn bè đến vài chục tỷ đồng xây nhà, nhưng cơ quan thanh tra cũng không làm rõ được, tôi rất băn khoăn.

- Trân trọng cảm ơn ông!


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truy đến cùng nguồn gốc tài sản tham nhũng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.