Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu chính sách mới

Thanh Hiền| 16/10/2018 07:00

(HNM) - Hà Nội đã phối hợp tổ chức


Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, 9 tháng năm 2018, các khu công nghiệp đã thu hút đầu tư được 277,7 triệu USD quy đổi, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,180 tỷ USD, tăng 9,1%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2,800 tỷ USD, tăng 4,2%; nộp ngân sách đạt 160 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017. Vì vậy, việc phổ biến các quy định về chế độ, chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục hải quan và phòng tránh rủi ro khi thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp là rất cần thiết.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu điện tử Cường Thịnh (quận Long Biên) cho biết, nhiều doanh nghiệp phản ánh, họ không cố tình vi phạm thuế, mà chủ yếu là do cách hiểu giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý khác nhau. Đây là thực tế mà nhiều doanh nghiệp và cơ quan thuế đang gặp phải trong việc thực thi chính sách thuế. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các văn bản pháp luật về thuế hiện nay có những điểm chưa rõ ràng, chưa bao quát đầy đủ các tình huống thực tế, khiến cho việc diễn giải quy định pháp luật thường tồn tại các quan điểm khác nhau, không đồng nhất.

Vì vậy, ngành Thuế cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách và quản lý thuế; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, hướng dẫn doanh nghiệp nhận thức đầy đủ các quy định còn chưa rõ ràng trong các văn bản pháp luật thuế, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi chính sách, chế độ thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện để bảo đảm áp dụng thống nhất giữa người nộp thuế và cơ quan thuế...

Đồng tình với ý kiến trên, bà Hà Mai Anh, đại diện Công ty TNHH Thương mại và xuất khẩu Thái An (quận Hoàng Mai) chia sẻ, sau hơn một tháng triển khai Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đã có một số khó khăn, bất cập. Đơn cử như việc miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, gia công cho thương nhân nước ngoài đã gặp vướng mắc.

Trên cơ sở phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Gia Phương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội đề nghị, Tổng cục Hải quan rà soát lại các nội dung đã hướng dẫn để tham mưu với Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, theo hướng xây dựng chính sách thuế ổn định đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, bảo đảm sự công bằng về chính sách thuế cho hàng hóa nhập khẩu để gia công và sản xuất xuất khẩu, có tính đến các yếu tố phù hợp định hướng phát triển của doanh nghiệp, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ.

Bên cạnh đó, để hạn chế công chức gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp hoặc các việc không đúng quy trình nghiệp vụ, không đúng quy định, Tổng cục Hải quan cần xây dựng kế hoạch cụ thể thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý sai phạm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu chính sách mới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.