Theo dõi Báo Hànộimới trên

Du khách ngày càng bị thu hút bởi các điểm đến đau thương

Theo VnExpress| 05/11/2017 09:09

Các địa điểm từng xảy ra thảm họa như Salem, Chernobyl… đang là những điểm du lịch được nhiều du khách muốn ghé thăm.


Thời gian gần đây, các phù thủy ở Salem, bang Massachusetts, Mỹ đã phải thông báo về tình trạng hết sạch đũa phép để bán cho du khách. Teri Kalgren, chủ quán độc dược và phép thuật Artemisia Botanicals, cho biết nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hụt này là do lượng du khách tăng cao, theo Economist.

Một người đóng giả phù thuỷ đang trò chuyện với du khách ở Salem, Mỹ. Ảnh: Economist.


Từ lâu, Salem là địa điểm nổi tiếng với vụ sát phạt phù thủy năm 1692, khi những người theo chủ nghĩa Thanh giáo đã hành quyết 20 người. Năm 1982, thành phố đã giới thiệu Haunted Happenings, lễ hội Halloween trong một ngày cho các gia đình địa phương. Sau đó, sự kiện được mở rộng thành một lễ hội kéo dài một tháng và thu hút 500.000 khách tới tham gia. Trong năm 2016, ngành du lịch đã mang lại 104 triệu USD cho thành phố, tạo thêm 800 công việc cho người dân khu vực.

Scott Michaels cũng là nhân chứng cho sức hút của những khu du lịch rùng rợn. Công ty Dearly Departed Tours của ông đã phát triển với 7 nhân viên, chuyên dẫn khách du lịch đến các nghĩa trang nổi tiếng ở Mỹ các ngày trong tuần.

Đó chỉ là hai ví dụ cho thấy xu hướng du lịch tưởng nhớ đã phát triển nhanh chóng thế nào. Theo báo cáo của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), từ năm 1999 đến năm 2016, số lượng khách du lịch chọn các kỳ nghỉ ở nước ngoài đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, thay vì trải nghiệm nghỉ dưỡng, du khách đang thích thú với các khu tưởng niệm, điểm từng xảy ra thảm họa như trại tập trung Auschwitz, cánh đồng chết ở Campuchia, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine hay nhà máy điện Fukushima Dai-ichi ở Nhật Bản.

Du lịch tưởng niệm đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho những vùng đất nghèo nàn, với Chernobyl là một minh chứng. Thảm họa hạt nhân Chernobyl nổi tiếng xảy ra vào năm 1986, giết chết hơn 30 công nhân, làm hàng trăm nghìn người bị nhiễm phóng xạ và buộc 180.000 người phải rời bỏ nhà cửa.

10 năm sau đó, Dominik Orfanus, một nhà báo Slovakia, đã quay lại vùng đất Pripyat, thành lập công ty du lịch. Ông đã biến thị trấn ma quái sau vụ nổ này thành một địa điểm du lịch hấp dẫn. Số khách tham quan tới đây đã tăng từ 7.191 người năm 2009 lên tới 36.781 vào năm 2016. Các hạn chế được chính phủ nới lỏng và giải vô địch bóng đá Châu Âu được tổ chức ở Ukraine giúp tạo ra con số ấn tượng trên.

Tuy nhiên, những thảm họa gần đây đòi hỏi độ nhạy cảm cao hơn. Các nhà chức trách Nhật Bản đã cấm du khách tham quan các khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, nơi xảy ra vụ động đất liên hoàn cùng với các dư chấn, tạo nên sóng thần vào năm 2011, giết chết gần 19.000 người. Tuy vậy, mỗi năm, các hướng dẫn viên địa phương vẫn tiếp tục đưa hơn 2.000 du khách đến thăm các ngôi làng gần lò phản ứng.

Theo Philip Stone thuộc Viện nghiên cứu du lịch tưởng niệm ở Đại học Central Lancashire, những cái chết đang được bán. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, động cơ của du khách là tìm kiếm ý nghĩa về bản chất con người, chứ không phải là cảm giác sợ hãi. Bảo tàng phù thủy Salem được xây dựng, mô tả cuộc truy tìm phù thủy giống như những sự kiện trong văn hóa chính trị của Mỹ, ví dụ tấn công ở Chân Trâu Cảng năm 1941, khiến nhiều du khách đứng lặng người khi ghé thăm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Du khách ngày càng bị thu hút bởi các điểm đến đau thương

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.