Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sự thay đổi tích cực

Nữ Quỳnh| 04/11/2017 06:23

(HNM) - Trước tiên phải khẳng định, thực hiện thủ tục thuế điện tử là

Ngoài lợi ích trong quản lý thì thủ tục thuế điện tử giúp người nộp thuế và cộng đồng doanh nghiệp, tiết kiệm cả về thời gian lẫn tiền bạc, tăng khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng, đầy đủ, với quy trình rõ ràng, minh bạch. Câu chuyện "hành là chính", gây khó dễ, kéo dài thời gian làm thủ tục bấy lâu đã phần nào được minh bạch, hạn chế tiếp xúc giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp vốn có thể làm phát sinh tiêu cực… Điều này sẽ là động lực để doanh nghiệp thay đổi mô hình quản trị theo hướng minh bạch, hiện đại, bắt kịp xu hướng của quốc tế.

Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn, để những chính sách thuế đi vào cuộc sống hẳn vẫn còn những vấn đề cần giải quyết triệt để. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quy trình và thời gian thực hiện thủ tục thuế (khai báo thủ tục, chữ ký số, giới hạn của ứng dụng...).

Đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tiến trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế không chỉ là sự thuận tiện, dễ dàng thực hiện thủ tục cho người dân mà còn hướng tới trọng tâm là minh bạch hóa thể chế và quản lý thuế. Đây là điều mà Chính phủ đặc biệt chú trọng thúc đẩy thời gian qua, trong đó điểm nhấn của tiến trình này là chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 nhằm xây dựng ngành Thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách; quy trình thủ tục hành chính thuế; nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin.

Có thể thấy, sau hơn một nửa chặng đường thực hiện chiến lược nói trên, nhiều giải pháp đã được triển khai như: Hiện đại hóa quy trình, thủ tục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin... Về cơ bản, những giải pháp cải cách thuế triển khai trong thời gian qua phần nào đã đáp ứng được mục tiêu đề ra trong chiến lược. Đến nay đã có 99,81% doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng và có tỷ lệ 98,71% doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử. Kết quả xếp hạng Chỉ số nộp thuế chung của Việt Nam đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp năm 2014 là 71% và năm 2016 là 75% doanh nghiệp hài lòng với cải cách thủ tục hành chính thuế; cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu, yêu cầu mà Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ đặt ra, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy vậy, kết quả đạt được vẫn chưa làm thỏa mãn nhu cầu của xã hội và đòi hỏi có động thái tích cực hơn trong thời gian tới. Ngoài những cải tiến trong ứng dụng khoa học, công nghệ, ngành Thuế vẫn cần tiếp tục có thêm nhiều chính sách thuế mới phù hợp nhằm góp phần ngày càng đơn giản, minh bạch hóa việc kê khai, tính thuế; giảm dần sự khác biệt giữa kế toán và thuế; giảm bớt những thủ tục rườm rà nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; đặc biệt là bảo đảm tính ổn định, rõ ràng đối với chính sách thuế, giảm hoạt động thanh tra, kiểm tra, gây tốn kém và khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngành Thuế đã đưa ra tuyên ngôn "Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới", được xem là tôn chỉ mục đích của ngành, là thông điệp gửi đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp về quyết tâm thay đổi cung cách quản lý, từ chỗ xem người nộp thuế là đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế sẽ không dễ dàng nếu không có các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết, đặc biệt là sự quyết tâm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật của toàn ngành Thuế...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự thay đổi tích cực

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.