Theo dõi Báo Hànộimới trên

Vì doanh nghiệp và người tiêu dùng

Minh Thúy| 16/11/2017 06:53

(HNM) - Sau hơn 12 năm thi hành, đến nay Luật Cạnh tranh đã bộc lộ nhiều hạn chế. Chẳng hạn, không ít quy định của Luật Cạnh tranh vừa cứng nhắc vừa để


Đồng thời, đặt trong mối tương quan với các luật khác như: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại... Luật Cạnh tranh còn chưa được phổ biến sâu rộng cả với phía doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng nói riêng, người dân nói chung. Như một hệ quả tất yếu, trong 12 năm qua, số vụ vi phạm về cạnh tranh được giải quyết không nhiều. Đáng chú ý hơn, nhiều "sự kiện", "hiện tượng" thị trường kỳ lạ phát sinh mà Luật không "chạm" vào được, còn cơ quan quản lý vất vả áp dụng các biện pháp phi thị trường song vẫn không hiệu quả.

Như ý kiến trong một số cuộc hội thảo về dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) nhìn nhận, các quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh còn mang tính mô tả và chưa thể hiện được bản chất thực tế của hành vi cũng như bị bỏ lại phía sau trước sự chuyển động của thị trường. Luật Cạnh tranh hiện hành có nhiều quy định chưa được điều chỉnh theo hướng tiếp cận với các thông lệ và kinh nghiệm chung trong pháp luật cạnh tranh thế giới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra nhanh chóng, sửa đổi Luật Cạnh tranh nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, xác lập sinh quyển lành mạnh cho sự phát triển, vì quyền lợi cộng đồng doanh nghiệp và bản thân người tiêu dùng là yêu cầu cấp bách.

Cần xác định, nhiệm vụ của hệ thống luật pháp về cạnh tranh là phải đặt toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp trong môi trường bình đẳng, không phân biệt đối xử. Luật phải là điểm tựa cho thị trường phát triển ổn định cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cộng đồng doanh nhân ở nước ta đang lớn thêm mỗi ngày, vì vậy đòi hỏi về một hệ thống pháp luật hoàn thiện để doanh nhân có điều kiện phát huy sáng tạo, tận dụng được tối đa lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần bảo đảm sự thống nhất, loại trừ các xung đột, mâu thuẫn với các luật chuyên ngành liên quan và phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam đang hướng tới kỷ nguyên số, đã có những gợi ý cho rằng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần đón đầu, có những quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ số để tạo ra môi trường phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Cạnh tranh vốn là một thuộc tính cơ bản của thị trường. Theo đó, ranh giới giữa việc tăng khả năng cạnh tranh của mình với kìm hãm khả năng cạnh tranh của đối thủ là rất mong manh. Để bảo vệ hoạt động hợp pháp của các chủ thể, không tạo ra những kẽ hở, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) có nghĩa vụ làm sáng rõ điều này thông qua hệ thống các thuật ngữ, khái niệm, quy định phải rành mạch, cụ thể.

Sau nữa, để ổn định nền kinh tế và bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường như mục tiêu của Luật đề ra, mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh cũng là điều rất đáng bàn. Từ những bất cập đang tồn tại trong Luật Cạnh tranh hiện hữu và những cản trở trong thực tiễn, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) phải bảo đảm được sự độc lập của đơn vị này, thì mới mong có sự minh bạch, khách quan trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc về cạnh tranh.

Bám sát hơn thực tiễn, lấy lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng làm trọng tâm thì Luật Cạnh tranh (sửa đổi) thực sự đi vào cuộc sống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vì doanh nghiệp và người tiêu dùng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.