Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tìm giải pháp căn cơ

Gia Khánh| 14/05/2018 06:48

(HNM) - Gần đây, dư luận xôn xao về một công trình có tên gọi


Đáng tiếc, đây không phải là trường hợp cá biệt. Tình trạng mua đi bán lại đất nông, lâm nghiệp do các nông, lâm trường quản lý, giao khoán cho hộ dân sử dụng, rồi sau đó chuyển đổi mục đích, xây dựng công trình trái phép xảy ra tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội. Và khi công luận phát giác, thường thì chính quyền địa phương và nông, lâm trường được giao quản lý đất lại "đá" trách nhiệm cho nhau. Hệ quả là đất nông, lâm trường tiếp tục bị "xẻ thịt"; việc mua bán, chuyển nhượng, xây dựng nhà trái phép vẫn xảy ra mà không được ngăn chặn triệt để, gây thiệt hại về tài nguyên đất, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

Từ thực tế trên cho thấy, các nông, lâm trường có đặc thù được giao sử dụng diện tích đất rất lớn, nhưng cơ chế quản lý, sử dụng đất hiện nay còn nhiều bất cập, mà trước tiên là sự tùy tiện trong giao khoán đất rồi buông lỏng quản lý, giám sát.

Trong khi đó, giữa nông, lâm trường và chính quyền địa phương lại thiếu sự liên kết trong quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm. Quy định trách nhiệm giữa các bên: Nhận giao khoán, chủ sử dụng, chính quyền địa phương cũng chưa rõ. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng các trường hợp lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê, mượn, chuyển nhượng, xây dựng nhà ở trái phép...

Nhìn xa hơn, các nông, lâm trường mặc dù trước đây đã khẳng định vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất..., song khi chuyển qua giai đoạn đổi mới lại chậm thay đổi nên hiệu quả sản xuất - kinh doanh thấp, bộc lộ hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trong công tác quản lý sử dụng đất. Việc giao khoán, mua bán, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng trái phép... xảy ra nhiều cũng ở giai đoạn này.

Để tháo gỡ bất cập trên, trước hết cần rà soát, sắp xếp lại các nông, lâm trường; đơn vị nào không còn hoạt động thì tiến hành thủ tục giải thể, chuyển đổi mô hình phù hợp. Từ đó rà soát việc sử dụng đất; diện tích đất còn sử dụng phù hợp với nhu cầu hoạt động thì phải lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, diện tích đất không sử dụng nữa thì lập hồ sơ chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý. Khi phân định rõ ràng mốc giới mới làm rõ được trách nhiệm quản lý của các chủ thể liên quan.

Tuy nhiên, trước mắt, các nông, lâm trường và chính quyền địa phương phải tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm, dứt điểm các công trình vi phạm đã có đủ hồ sơ. Có thể chọn công trình vi phạm gây bức xúc dư luận, thanh tra xây dựng và chính quyền địa phương đã lập biên bản đình chỉ nhiều lần nhưng chủ công trình cố tình không chấp hành, để xử lý điểm.

Liên quan đến việc quản lý đất nông, lâm trường, ngày 25-3-2013, UBND TP Hà Nội đã có Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp đã cổ phần hóa và các nông, lâm trường, trạm trại trên địa bàn. Đây là căn cứ để các sở, ngành, địa phương và các nông, lâm trường chủ động lập kế hoạch rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất.

Đi đôi với đó là tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc này. Có như vậy, tình trạng buông lỏng quản lý, chuyển nhượng, xây dựng trái phép trên đất nông, lâm trường mới được xử lý dứt điểm. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp căn cơ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.