Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phải chọn những tập đoàn đủ mạnh đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông

Tuấn Lương| 01/11/2017 16:36

(HNMO) - Ngày 1-11, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xây dựng cao tốc Bắc - Nam nhánh Đông từ chủ trương, chính sách đến hiện thực

Theo Bộ GT-VT, Quốc lộ 1 hiện nay đã được đầu tư mở rộng 4 làn xe, năng lực có thể đáp ứng được khoảng 35.000 xe con tiêu chuẩn/ngày đêm. Theo tính toán, nếu không đầu tư đường bộ cao tốc thì đến khoảng năm 2020 nhu cầu vận tải trên các đoạn Nam Định - Hà Tĩnh, Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, Đồng Nai - Khánh Hòa đạt khoảng 42.100 xe con tiêu chuẩn/ngày đêm; đến khoảng năm 2025, nhu cầu vận tải trên các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị, Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Khánh Hòa đạt khoảng 37.000 xe con tiêu chuẩn/ngày đêm. Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 sẽ được lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước 654km với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng.

Quốc hội đã “chốt” con số 55.000 tỷ vốn trái phiếu Chính phủ để lập dự án khả thi, giải phóng mặt bằng, thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ mời thầu. Số tiền 63.000 tỷ còn lại huy động nguồn lực của tư nhân. Bộ GT-VT đã nâng mức vốn chủ sở hữu theo quy định từ 10 lên 15%. Do vậy, sẽ có khoảng 13.000/63.000 tỷ là vốn của nhà đầu tư.

Tại buổi tọa đàm, ông Lê Xuân Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhìn nhận, đối với 13.000 tỷ, Nhà nước phải chọn những tập đoàn có vốn tự có đủ mạnh, cả về công nghệ, tránh tình trạng phân nhỏ mỗi nhà đầu tư vài chục km để ngân hàng đòi tiền không được lại dẫn đến “dị ứng BOT”. Phần vay vốn ngân hàng 50.000 tỷ không lớn. Vấn đề còn lại là tập đoàn nào trúng thầu có đủ vốn tự có để đầu tư và tạo sự tin tưởng để ngân hàng cho vay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phải chọn những tập đoàn đủ mạnh đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.