Theo dõi Báo Hànộimới trên

Trước ảnh thật đầu tiên, đây là lịch sử hố đen trong mắt nhân loại

Theo Duy Anh/Zing| 11/04/2019 07:42

Sau nhiều năm sử dụng hình ảnh mô phỏng, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra


Công nghệ giúp chụp bức ảnh đầu tiên về hố đen Các nhà khoa học thuộc dự án EHT đã sử dụng 8 kính viễn vọng trên khắp thế giới, tạo ra một kính thiên văn ảo có kích thước bằng Trái đất để thu thập hình ảnh về hố đen.


Trong nhiều thập niên, con người đưa ra nhiều giả thiết về hố đen cũng như hình dạng thật sự của nó. Trước ngày 10-4, tất cả những hình ảnh về hố đen đều chỉ là giả tưởng, do các nhà khoa học xây dựng dựa trên các dữ liệu thu thập được từ không gian. Trong ảnh, hình ảnh mô phỏng 2 hố đen va chạm với nhau do NASA công bố năm 2013. Ảnh: NASA.


Đến nay, chưa có sự thống nhất trong cộng đồng khoa học về bản chất của hố đen. Hình ảnh mô phỏng siêu tân tinh tại thiên hà M100 được cho là chứa một trong những hố đen trẻ nhất trong số các thiên hà nằm gần thiên hà Milky Way của Trái đất. Ảnh: NASA.


Hố đen được hiểu là một vật thể thiên văn tiêu thụ tất cả vật chất và bức xạ trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Trong ảnh, bức ảnh do NASA công bố ngày 23-6-2016 mô phỏng hiện tượng hình thành đĩa bồi tụ sau khi hố đen nuốt chửng một hành tinh. Ảnh: NASA.


Về mặt vật lý, một hố đen được xác định bởi sự hiện diện của một điểm kỳ dị (dị điểm), tức một vùng không gian giới hạn bởi "chân trời sự kiện" (event horizon), trong đó mật độ khối lượng, năng lượng trở nên vô hạn, và không thể áp dụng các định luật vật lý thông thường. Trong ảnh, hình ảnh mô phỏng một hố đen có kích thước lớn gấp hàng tỷ lần Mặt trời của Trái đất do NASA công bố năm 2016. Ảnh: NASA.


"Hố đen thuộc về một nơi không thể tiếp cận và quan sát với công nghệ hiện nay. Mọi nghiên cứu đều dựa trên giả định rằng lỗ đen có tồn tại, do đó mọi mức suy đoán đều sẽ là khác thường ngay cả đối trong lĩnh vực vật lý lý thuyết", Erik Curiel, nhà triết học, vật lý học của Đại học Harvard, giải thích.

Trong ảnh, hình ảnh đồ họa NASA công bố tháng 6-2017 mô phỏng lớp bụi dày che khuất hoạt động năng lượng gần một siêu hố đen tại nhân của một thiên hà. Ảnh: NASA.


Các nhà khoa học vẫn đang trong giai đoạn quan sát những tính chất không-thời gian của hố đen dưới góc nhìn chủ yếu là vật lý. Cho tới khi loài người đủ công nghệ để tiến hành một khảo sát, như việc gửi tàu thăm dò đến hố đen, chưa ai có thể khẳng định bản chất của hố đen là gì. Trong ảnh, Đài thiên văn Nam châu Âu (EOS) công bố hình ảnh mô phỏng quỹ đạo 3 ngôi sao nằm gần một siêu hố đen tại tâm của thiên hà Milky Way. Ảnh: EOS.


Ngày 10-4, các nhà khoa học từ dự án Event Horizon công bố hình ảnh chụp được về hố đen nằm tại trung tâm Messier 87, một thiên hà khổng lồ trong cụm thiên hà Virgo. Hố đen có đường kính 40 tỷ km, to hơn Mặt trời của chúng ta 6,5 tỷ lần. Đây là lần đầu tiên con người chụp được hình ảnh của một hố đen.

"Kết quả này sẽ đặt nền tảng cho nhiều nghiên cứu trong tương lai. Các lỗ đen có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hiểu biết của con người khi nghiên cứu hành vi của ánh sáng và vật chất ở những môi trường khắc nghiệt nhất trong vũ trụ", Tiến sĩ Ziri Younsi, thuộc Phòng thí nghiệm khoa học vũ trụ UCL Mullard, nhận định. Ảnh: Dự án Event Horizon. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trước ảnh thật đầu tiên, đây là lịch sử hố đen trong mắt nhân loại

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.