Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Này, Thúy Mùi đâu anh?”

ANHTHU| 20/03/2004 10:13

Tôi theo chân các đoàn nghệ thuật Hà Nội lên phục vụ “Những ngày văn hóa Hà Nội tại Điện Biên” để tìm hiểu câu trả lời cụ thể hơn điều mà chị cán bộ VHTT nói. Kha khá loại hình nghệ thuật được trình diễn trong dịp này, nào chèo, rối nước, ca nhạc nhẹ, nhạc dân tộc... đủ để ngộ ra nhiều điều quanh vấn đề sở thích và thị hiếu, nhu cầu của nhân dân tại thành phố trẻ này.

Biểu diễn văn nghệ phục vụ đồng bào Điện Biên.
Ảnh: HH

Người Hà Nội có vẻ thích ca nhạc. Người miền Tây thì nghiêng về cải lương... Thế thì người Điện Biên thích xem gì nhất? - Tuồng, ca múa nhạc, phim ảnh, chèo hay xiếc? Câu trả lời, như lời một cán bộ VHTT sở tại thì “loại gì cũng thích xem cả, vì loại gì cũng thiếu so với nhu cầu”.

Tôi theo chân các đoàn nghệ thuật Hà Nội lên phục vụ “Những ngày  văn hóa Hà Nội tại Điện Biên” để tìm hiểu câu trả lời cụ thể hơn điều mà chị cán bộ VHTT nói. Kha khá loại hình nghệ thuật được trình diễn trong dịp này, nào chèo, rối nước, ca nhạc nhẹ, nhạc dân tộc... đủ để ngộ ra nhiều điều quanh vấn đề sở thích và thị hiếu, nhu cầu của nhân dân tại thành phố trẻ này.

Tôi đãđược xem đêm diễn 17-3 của Nhà hát Chèo HàNộitạiQuảngtrường A1. Trướcgiờkhaimạcít phút, “xướng ngôn viên” của Nhà hát vẫn còn phát loa mời gọi, lại giới thiệu từng tiết mục cụ thể mà sân khấu chỉ lác đác. Tới màn múa hát chào hỏi của tập thể nam nữ diễn viên thì tình hình có biến chuyển nhưng lượng khách vẫn không như mong đợi. Rồi diễn viên trẻ Phương Mây - người đảm nhiệm vai nữ chính trong tác phẩm “Mối tình Điện Biên”, tiết mục chủ lực của đoàn trong dịp này - ra hát “Về quê”: “Theo em anh thì về, thăm lại miền quê...”. Tới trích đoạn chèo cổ “Từ Thức gặp tiên” có vai hài của Ngọc Phú thì khán giả bắt đầu thực sự khoái. Tiếng cười, tiếng vỗ tay, tiếng trống chèo từ sân khấu như thúc giục người Điện Biên kéo tới mỗi lúc một đông. Người ta gọi nhau, có người xách theo chiếc ghế nhựa dù sân khấu ngoài trời có lẽ không hợp với “những người ưa sự tiện nghi”. Lúc sân khấu chật cứng người cũng là lúc diễn ra cảnh người sau kiễng chân ghé vai người trước, tràn ra cả hai cánh gà, thích thú theo dõi những “Thị Mầu lên chùa”, “Tấm Cám”, “Thị Hến kén chồng”... Trongkhối người luôn chuyển động, tôi hỏi bác Phạm Văn Mùi, người kiễng chân ngó nghiêng suốt tối không biết mỏi: “Bác có thích không? Làm sao bác biết mà đến xem? Ngoài chèo, bác đã xem gì nữa?”. “Tôi ở phố Phan Đình Giót ngay gần đây thôi, đi ngang thấy tiếng chèo thì xem chứ có biết cụ thể thế nào đâu. Hôm trước cũng ở chỗ này có diễn rối nước nhưng tôi không thích lắm. Lâu không xem chèo nên tất nhiên là thích chứ”.

Lịch diễn của các đoàn Hà Nội không đến được nhiều người, những tấm băng rôn “Tuần văn hóa Hà Nội tại Điện Biên” giăng ngang dọc khu trung tâm không phải là thứ thông tin cụ thể. Bác Tạ Quốc Mạnh, quê Kiến Xương - Thái Bình lên Điện Biên từ 6 năm nay, nói giọng tiếc rẻ: “Dân tôi thích xem chèo lắm, xem trực tiếp lại càng tuyệt. Tối qua (16-3) đoàn này vào diễn ở đơn vị con tôi đóng quân, cháu nó về nói nên tôi tới xem từ đầu. Giá biết điểm diễn khác nữa thì hay quá. Nhưng này, Thúy Mùi đâu rồi anh ?”

Tối ấy NSƯT Thúy Mùi chỉ vào vai bà Huyện đề trong “Thị Hến kén chồng”, diễn trích đoạn nên có nhiều người không thỏa mãn. Thu Huyền cũng vậy, chỉ loáng thoáng chốc lát với vai Thị Mầu lẳng lơ. Trước buổi diễn, tiếp chúng tôi trên chiếc xe ca 29M-89-88, chị Thúy Mùi giải thích: “Đợt diễn này Nhà hát muốn tạo cơ hội cho diễn viên trẻ thử sức, như vai nữ chính - cô gái Điện Biên tên Ban - trong vở “Mối tình Điện BIên” được dành cho Phương Mây, một diễn viên trẻ triển vọng”. Theo bà Phó giám đốc Nhà hát chèo Hà Nội, đoàn diễn chuẩn bị hơn 10 trích đoạn chèo nổi tiếng và hai vở diễn “rất Điện Biên” là “Chuyện tình thời sinh viên” và “Mối tình Điện Biên”. Công việc chuẩn bị từ tháng hai và nói chung tinh thần phục vụ của các nghệ sĩ là điều không cần bàn cãi. Nói về chuyến đi này, diễn viên Thu Huyền - người đã từng tham gia đợt diễn phục vụ “Những ngày văn hóa Hà Nội tại Tây Nguyên” nói: “Tối qua chúng tôi diễn tại Trung đoàn 82, diễn ngay trong doanh trại, ấm cúng lắm. Nói chung diễn cho bộ đội lúc nào cũng thích, họ nhiệt tình, liên tục vỗ tay cổ vũ. Đặc biệt, vở “Chuyện tình thời sinh viên” rất hợp với bộ đội”.

Nhà hát Chèo Hà Nộisau tối ấy là lên đường mang vở “Mối tình Điện Biên” về xã Thanh Hưng - huyện Điện Biên. Theo lịch diễn, ở mỗi nơi họ diễn một chương trình riêng. Có cả thảy 7 chương trình như vậy và điều đó nói lên sự tôn trọng mà các nghệ sỹ Hà Nội dành cho khán giả Điện Biên.

* Theo tổng hợp của các đoàn, tính tới cuối ngày hôm qua, 6 mũi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật Hà Nội (4 loại hình: ca múa nhạc, chèo, múa rối, chiếu phim) đã thực hiện khoảng hai chục buổi diễn phục vụ nhân dân Điện Biên. Trong số 24 điểm mà Hà Nội cử nghệ sỹ xuống phục vụ, có 3 trường học, 4 đơn vị lực lượng vũ trang, 7 điểm công cộng, 2 đồn biên phòng và 6 xã, bản. Không tính đêm khai mạc và bế mạc, có khoảng hơn 30.000 lượt người đã tới xem nghệ thuật Hà Nội.

HNM
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Này, Thúy Mùi đâu anh?”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.