Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làng Yên Mỹ

LANHUONG| 02/10/2006 21:04

(HNMĐT) - Làng Yên Mỹ xưa có tên là Tiểu Lan Châu. Đây là vùng bãi rộng lớn ven sông Hồng, hình thành từ lâu đời (Châu = công châu thổ, tức đất bãi bồi), cư dân lập thành ba làng là Đại Lan Châu, Trung Lan Châu và Tiểu Lan Châu.

(HNMĐT) - Làng Yên Mỹ xưa có tên là Tiểu Lan Châu. Đây là vùng bãi rộng lớn ven sông Hồng, hình thành từ lâu đời (Châu = công châu thổ, tức đất bãi bồi), cư dân lập thành ba làng là Đại Lan Châu, Trung Lan Châu và Tiểu Lan Châu.

Khoảng giữa thế kỷ XIX, sông Hồng đổi dòng, làm cho làng Trung Lan Châu chuyển sang bên kia sông, nên làng này đổi thành Đại Quan (có nghĩa là ở cửa sông Hồng; nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm); Đại Lan Châu đổi thành Đại Lan nay thuộc xã Duyên Hà); làng Tiểu Lan Châu, không rõ từ bao giờ đổi thanh An Mỹ (hay Yên Mỹ). Muộn nhất là đến đầu thế kỷ XIX, tên Yên Mỹ đã xuất hiện.

Xưa cũng như nay, Yên Mỹ luôn là một xã độc lập.. Đầu thế kỷ XIX, xãthuộc tổng Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (từ năm 1831 thuộc tỉnh Hà Nội, từ 1902 thuộc tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi làm tỉnh Hà Đông.

Từ tháng 5 - 1961, cùng với các làng xã khác trong huyện Thanh Trì,làng được chuyển về thành phố Hà Nội. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Yên Mỹ là một làng lớn, với 2855 nhân khẩu (năm 1928), gần gấp 3 lần dân số của một làng bình thường ở châu thổ Bắc Bộ.

Yên Mỹ ở Đông Nam Kinh thành Thăng Long, ngoài đê sông Hồng, được phù sa bồi đắp nên cây cỏ tốt tươi, tạo điều kiiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhất là chăn nuôi trâu bò. Trâu bò ở đây được chăm sóc chu đáo nên béo tốt, da bóng nhẫy, bán bao giờ cũng được giá, có thể liệt vào những sản vật nổi tiếng của Thanh Trì “Lúa làng Ngâu, trâu Yên Mỹ”(Ngâu tức làng Yên Ngưu, xã Tam Hiệp).

Làng Yên Mỹ có ông Phạm Quốc Trinh đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa đời Vua Lê Nhân Tông (năm 1448), làm quan đến chức Thị lang.

Yên Mỹ còn là nơi sinh sống một thời gian trước khi ra làm quan của Đặng Huấn (? - 1583) - vị Quận công quê ở Lương Xá (huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây), làm quan nhà Mạc, sau quy thuận nhà Lê, giúp dập nhà Lê đánh tan nhà Mạc. Sau khi thành đạt, ông để người con thứ hai ở lại làng Yên Mỹ, phát triển thành một chi nhánh họ Đặng tại đây. Hiện ở làng vẫn còn nhà thờ, lăng mộ của họ này.

Làng Yên Mỹ trước đây có ngôi đình được dựng rất muộn, bắt đầu dựng từ năm 1919, mãi đến năm 1924 mới hoàn thành. Việc làng xây đình muộn có nhiều nguyên nhân. Có thuyết giải thích là do làng nghèo, vì vậy có lời nguyền của các làng bên : “Bao giờ Yên Mỹ làm đình, chạch đẻ ngọn giáo thì mình lấy ta!” Chắc chắn đây chỉ là sự đặt lời của dân gian. Nguyên nhân chính của việc dựng đình muộn này là do làng ở ven sông, chịu tác động của nướac lũ sông Hồng, gây ngập lụt. Chắc hẳn, xưa kia làng từng có đình, nhưng bị nước lụt làm trôi lở nên việc dựng lại rất khó khăn. Ngoài Cao Sơn đại vương và một vị thần họ Phạm có quan hệ họ hàng với Tiến sĩ Phạm Quốc Trinh.

Làng Yên Mỹ còn có ngôi đền Mẫu thờ Lý Chiêu Hoàng - vị vua cuối cùng của triều Lý. Trong đền có tượng bàChiêu Hoàng đúc bằng đồng vào năm 1937.

Làng có ngôi chùa Thanh Lam, không có gì nổi bật.

Ngày nay, làng Yên Mỹ khá trù phú với việc trồng các loại rau, hoa cung cấp cho nội thành và xuất khẩu.

TS. Bùi Xuân Đính

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làng Yên Mỹ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.