Theo dõi Báo Hànộimới trên

Quá khứ đau thương không thể bị vùi lấp

ANHTHU| 17/05/2005 07:44

Có lẽ bây giờ ít người biết rằng, giữa chen chúc phố phường của thành phố có một ngôi mộ tập thể của những nạn nhân bị chết đói năm 1945 do thực dân và phát xít gây ra. Đây cũng là ngôi mộ duy nhất còn lại trong số hàng chục ngôi mộ tập thể khác nằm rải rác đâu đó ở Hà Nội.

Có lẽ bây giờ ít người biết rằng, giữa chen chúc phố phường của thành phố có một ngôi mộ tập thể của những nạn nhân bị chết đói năm 1945 do thực dân và phát xít gây ra. Đây cũng là ngôi mộ duy nhất còn lại trong số hàng chục ngôi mộ tập thể khác nằm rải rác đâu đó ở Hà Nội.

Mất cả buổi sáng lặn lội, dò hỏi, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được khu mộ bia của những người không may bị oanh tạc và bị nạn đói năm 1944 - 1945. Đó là một khuôn viên rộng chừng gần 100 mét vuông, nằm sâu trong ngõ 349 đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng) và bị bao bọc bởi nhà cao tầng của những hộ dân trong xóm. Con đường dẫn vào khu mộ này quá chật chội, không đủ để 2 xe máy có thể tránh nhau.

Mở cửa đón khách vào khu tưởng niệm là một phụ nữnhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn trạc 50 tuổi - chị Trần Thị Nhung. Đã hơn 20 năm nay, chị làm người “quản trang”, chămlo hương khói cho các oan hồn một cách ngẫu nhiên. Đó là từ khoảng tháng 4 năm 1985, khi hai vợ chồng chị mua một mảnh đất nhỏ ở gần nghĩa trang Hợp Thiện cũ của hợp tác xã Vĩnh Tuy, nằm ngay sát khu bia mộ mà không hề hay biết. Cả khu vực chỉ là một bãi đất trống đầy sỏi và gạch, ở giữa là một bụi cây um tùm. Trong lúc phát quang bụi rậm, cả nhà kinh hoàng khi phát hiện ra một hầm xương người có tới hàngngàn bộ hài cốt cùng một tấm bia cũ kỹ đã bị sứtmẻ theothời gian. Nắp hầm được làm qua loa,lâu ngày cũng đã bắt đầu bục ra, nhưng vẫn lộ rõ 4 cửa xuống hầm. Trên tấm bia, chị Nhung vẫn đọc được dòng chữ: Đây là nơi an nghỉ của đồng bào chết vì sự oanh tạc của giặc và vì nạn đói năm 1944-1945.

Lúc đầu vợ chồng chị Nhung sợ lắm, nhưng rồi sau đó lại tự an ủi mình rằng: “Các vong hồn ở đây cũng đều là cảnh nghèo hèn, mình ăn ở hiền lành chắc họ sẽ phù hộ, việc gì phải sợ”. Tâm niệm thế, chị bèn dọn dẹp lại hầm xương và hằng ngày làm cái việc quét dọn, hương khói dù chẳng ai nhờ. Rồi để giữ đất, chị nhặt gạch vỡ ở xung quanh tự xây quây lên thành tường rào cao chừng 50-60cm. Cũng chẳng đợi ai bảo, chị lặng lẽ ra chợ mua hơn 300 cái tiểu về, thu gom tất cả những bộ hài cốt còn vương vãi trên mặt đất đem tánglại, đưa xuống hầm sắp xếp cẩn thận. Sau này nhiều nhà chuyển đến, mỗi khi đào được hài cốt, họ đều đưa đến nhờ chị mang xuống hầm mai táng. Thấy chị hằng ngày tất bật với khu “rặt xương là xương”, đã có người ngỏ ý mua lại khu đất để san mặt bằng làm xưởng mộc, nhưng chị không đồng ý. Cứ thế chị thành người đàn bà duy nhất suốt mấy chục năm ròng sống chung với người chết.

Rồi công việc âm thầm của chị cũng được lãnh đạo thành phố biết và quan tâm đến. Toàn bộ khuôn viên đã được xây dựng lạikhang trang, có cả dàn hoa, bóng đèn cao áp, nhưng nó vẫn nằm lọt thỏm trong ngõ hẻm. Nhiều người dù vẫn nhớ rằng có một khu mộ tập thể như thế nhưng thực sự mơ hồ vì không biết nó nằm ở chỗ nào. Riêng đối với chị Nhung, sau gần 20 năm trông nom, hương khói cho người chết, mãi đến đầu năm 2003 chị mới được nhận mức hỗ trợ là 150 ngàn đồng/tháng...

Chúng ta có nhiều nỗi đau, nhưng có lẽ nỗi đau của nạn đói năm ất Dậu 1945 là vết thươngkhó phai mờ nhất trong lịch sử. Hầm xương và mộ bia tưởng niệm hiện còn ở phường Vĩnh Tuy là một minh chứng. Được biết, người Nhật có một tượng đài và dành một ngày quốc tang để tưởng nhớ mấy vạn nạn nhân chiến tranh chết vì 2 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hirosima và Nagasaki. Còn ở ta, việc tưởng niệm hàng triệu người chết vì nạn đói và bom đạn dường như còn xa vời, khi vẫn còn có sự tranh cãi nên chọn ngày nào làm ngày giỗ chung cũng như địa điểm đặt bia tưởng niệm. Tuy nhiên, cũng có một tín hiệu mừng, đó là đã có dự án mở rộng con đường dẫn vào khu mộ tập thể ở phường Vĩnh Tuy để khách tham quan cũng như nhân dân cả nước được vào thắp hương, tưởng niệm.

60 năm đã trôi qua, chúng tôi mong bài viết này như thêm một nén nhang thắp lên để tưởng nhớ những đồng bào của mình không may phải ra đi vĩnh viễn vì chiến tranh và nạn đói.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quá khứ đau thương không thể bị vùi lấp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.