Theo dõi Báo Hànộimới trên

"Không xa lánh và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS"

ANHTHU| 30/11/2003 13:02

Là chủ đề được chọn cho ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS năm nay. Những nhận định sai lầm, thành kiến về AIDS, phân biệt đối xử, kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV/AIDS... sẽ càng làm tăng khả năng lây nhiễm căn bệnh chết người này ra cộng đồng. Đây cũng là nội dung của buổi mittinh do Bộ Y tế tổ chức sáng nay (30/11) tại  Hà Nội.

Hàng ngàn người dân Thủ đô hưởng ứng Mitting. Ảnh: Viết Thành

Là chủ đề được chọn cho ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS năm nay. Những nhận định sai lầm, thành kiến về AIDS, phân biệt đối xử, kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV/AIDS... sẽ càng làm tăng khả năng lây nhiễm căn bệnh chết người này ra cộng đồng. Đây cũng là nội dung của buổi mittinh do Bộ Y tế tổ chức sáng nay (30/11) tại Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

"Gia đình tôi, là một gia đình nề nếp, các con tôi đều trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Vậy mà chỉ một chút lơ là, ma tuý đã lấy mất một đứa con trai, rồi truyền căn bệnh thế kỷ cho nó. Cả nhà rơi vào khủng hoảng tinh thần, đau đớn, tủi nhục và lo lắng, tưởng như không thể sống, không thể ngẩng cao đầu nhìn mọi người được nữa. Rồi với tình cảm ruột thịt, yêu thương con từ khi mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng bao nhiêu năm trời, vợ chồng tôi và các anh chị của cháu không thể xa lánh cháu, để cháu một mình đối đầu với bệnh tật. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS, cháu chỉ muốn tìm đến cái chết, gia đình tôi vừa nén sự đau đớn lại, lo mọi cách để dấu mọi người xung quanh, vừa phải động viên cháu sống đến nay đã được 2 năm. Cháu hiện nay khoẻ mạnh hơn, và không muốn tìm đến cái chết nữa..." Bác Phạm Văn Báu, Quận Ba Đình, Hà Nội cũng đã phải thật cố gắng mới có đủ nghị lực tâm sự những điều trên.

Che dấu mọi người xung quanh, càng để ít người biết con em mình bị nhiễm HIV/AIDS là cách mà những người như họ đang dùng để đương đầu với AIDS. Hơn 20 năm qua, kể từ ngày phát hiện ra người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới, nhiều người vẫn giữ nguyên thái độ kỳ thị, xa lánh, ghẻ lạnh và nhiều khi còn xua đuổi người bệnh AIDS, thân nhân của họ. Nhiều người nhiễm căn bệnh này không biết được tình trạng bệnh tật của mình, hoặc do mặc cảm nên không muốn thừa nhận hoặc nói ra căn bệnh của mình... điều đó khiến cho HIV/AIDS vẫn đang lặng lẽ lây lan ra cộng đồng, khiến công cuộc phòng chống HIV/AIDS càng gặp khó khăn hơn.

Ở nước ta, theo báo cáo của 61 tỉnh thành, tính đến nay đã phát hiện được73.660 trường hợp nhiễm HIV trong đó đã có 11.254trường hợp tiến triển thành AIDS và 6325 trường hợp tử vong do AIDS. Hơn 90% số huyện và hơn 50% số xã đã có bệnh nhân HIV/AIDS. Lo ngại hơn, nạn dịch sẽ tiếp tục lan rộng, có diễn biến phức tạp về quy mô, diện tích mắc và hình thái lây truyền. Ước tính đến năm 2005 sẽ có khoảng 200.000 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Do đó, vấn đề chồng phân biệt đối xử càng trở nên quan trọng hơn. Bảo đảm quyền bình đẳng cho người nhiễm HIV/AIDS cũng chính là biện pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi dần căn bệnh này ra khỏi cộng đồng.

T.Hoa

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
"Không xa lánh và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS"

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.