Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chậm trễ do đâu?

THUHANG| 11/11/2003 08:42

Để khuyến khích và cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998 và tiếp theo đó ngày 16-3-1998. Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 11/1998/CT-TTg về việc thi hành nghị định trên. Chủ trương hoàn trả vốn đầu tư xây dựng công trình điện ngoài hàng rào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNVNN) được triển khai thực hiện trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ. Thời hạn hoàn trả vốn 2-3 năm theo thỏa thuận trực tiếp giữa TCty Điện lực Việt Nam (EVN) với các DNVNN bắt đầu từ tháng 6-1999 đến 6-2002 phải hoàn trả xong. Song cho đến nay đã ngót 6 năm, kể từ khi nghị định ra đời việc hoàn vốn vẫn chưa xong.

Để khuyến khích và cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998 và tiếp theo đó ngày 16-3-1998. Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 11/1998/CT-TTg về việc thi hành nghị định trên. Chủ trương hoàn trả vốn đầu tư xây dựng công trình điện ngoài hàng rào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNVNN) được triển khai thực hiện trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ. Thời hạn hoàn trả vốn 2-3 năm theo thỏa thuận trực tiếp giữa TCty Điện lực Việt Nam (EVN) với các DNVNN bắt đầu từ tháng 6-1999 đến 6-2002 phải hoàn trả xong. Song cho đến nay đã ngót 6 năm, kể từ khi nghị định ra đời việc hoàn vốn vẫn chưa xong.

“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Theo Nghị định 10/1998/NĐ-CP, tại khoản 1, Điều 18 quy định: “Chính phủ bảo đảm hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào các DNVNN hoặc khu công nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanhcông trình hạ tầngkỹ thuật có thể thỏa thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp hoặc DNVNN về việc ứng trước vốn hoặc phương thức khác để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật”. Điều 13 Chỉ thị 11/1998/CT-TTg quy định “TCty Điện lực Việt Nam, TCty Bưu chính viễn thông chủ động thực hiện các phần việc thuộc phạm vi hoạt động của mình để bảo đảm cơ sở hạ tầng bên ngoài cho các doanh nghiệp và cùng với các doanh nghiệp khác có liên quan xử lý ngay với sự thỏa thuận của các nhà đầu tư nước ngoài các trường hợp họ đã bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước... ngoài hàng rào”.

Do vấn đề giải quyết về cơ chế, thủ tục và nguồn vốn thanh toán phải do các bộ ban hành là chìa khóa để thực hiện, nên ngày 15-4-1998, Bộ Kế hoạch và đầu tư có văn bản số 2412 BKH-QL (gửi Bộ Tài chính, TCty Điện lực Việt Nam) yêu cầu Bộ Tài chính “Ban hành cơ chế và hướng dẫn thanh toán đối với các công trình đường dây tải điện bên ngoài hàng rào...”. Theo yêu cầu trên, Bộ Tài chính có văn bản số 584 TC/TCDN (VB584) ngày 3-2-1999 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong văn bản số 228/CP-CN (VB228) ngày 8-3-1999.

Cũng tại VB228,Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp phối hợp kiểm tra hướng dẫn TCty Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện hoàn trả vốn cho các DNVNN đã đầu tư các công trình điện ngoài hàng rào. Sự chậm trễ bắt đầu từ việc ngày 29-6-1999, Bộ Kế hoạch và đầu tư ra văn bản số 4175/BKH-KCN (VB4175) hướng dẫn về nguyên tắc và thủ tục hoàn vốn nhưng có một số ý kiến khác với ý kiến của Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Đối với các công trình đã đi vào hoạt động, VB584 quy định các công trình chưa trích khấu hao thì “trả lại theo giá trị còn lại thực tế được thẩm định”, VB4175 lại quy định trả lại toàn bộ vốn. Đối với các công trình đang xây dựng, VB584 khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hoàn thành công trình và bàn giao cho EVN nhận hoàn vốn “việc hoàn vốn theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng”. Trong khi đó, VB4175 lại yêu cầu giá trị hoàn vốn là căn cứ trên việc “rà soát khối lượng và chi phí thực tế mà doanh nghiệp vốn nước ngoài (DNVNN) đã bỏ ra”.

Về cơ sở để xác định giá hoàn trả vốn theo VB4175 là “xác định trên căn cứ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra, có chứng từ hợp lệ”. Việc thực hiện theo quy định này ngay từ khi mới ban hành, EVN đã cho rằng không hợp lý vì lý do: Bản thân các DNVNN cũng có thể không có đủ chứng từ cần thiết để xuất trình khi chứng minh giá trị công trình. Phần nhiều các doanh nghiệp xây dựng công trình điện đều thực hiện theo cơ chế khoán gọn cho nhà thầu trên cơ sở giá thỏa thuận, không có đấu thầu. Do đó, có nhiều trường hợp giá công trình cao hơn mặt bằng giá tại thời điểm xây dựng khi bóc tách từ khối lượng xây dựng thực tế. Hơn nữa, đối với EVN, theo cơ chế tài chính hiện hành, thì cần phải xác định thêm tính hợp lý của cácchứng từ, khoản mục chi có đúng theo quy định hay không. Mặt khác, chế độ khấu hao công trình điện của EVN là 10%/năm, trong khi đó, phần công trình điện của các DNVNN tính khấu hao chỉ có 3%/năm cùng toàn bộ giá trị công trình chung.

Một điểm quan trọng khác là phạm vi công trình để tiếp nhận và hoàn vốn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng để các cơ quan có liên quan thực hiện. Nghị định “10”, Chỉ thị “11” cũng như các văn bản của Bộ Kế hoạch và đầu tư không có hướng dẫn cụ thể. Ví dụ, các DNVNN đề nghị bàn giao đến tận trạm biến thế nhưng có khó khăn là nhiều khi trạm biến thế nằm quá sâu trong hàng rào, có trường hợp cáp từ đường phố đi ngầm trong tòa nhà của DNVNN sau đó mới tới trạm biến thế, vậy quản lý, sửa chữa thế nào, phân bổ kinh phí ra sao ?

Do đó, vấn đề vướng mắc chính là chưa có văn bản hướng dẫn có tính pháp lý của Nhà nước một cách đồng bộ, bao gồm cả thủ tục giấy tờ, phương thức hoàn trả...

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chậm trễ do đâu?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.