Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nỗi lo bị "hiện đại hoá"...

ANHTHU| 13/11/2003 17:53

Tối  ngày 7.11.2003,  cú điện thoại báo tin vui, UNESCO đã chính thức thức ghi tên 28 kiệt tác của thế giới là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, trong đó, âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (Triều Nguyễn) là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận đã khiến biết bao người dân VN sung sướng đến tột độ. Nhưng, niềm vui và tự hào được tôn vinh giá trị âm nhạc truyền thống cũng đồng thời đặt ra những mối lo, liệu nhã nhạc có bị những giá trị mới của thời đại làm hiện đại hoá?  Chúng ta sẽ làm gì để nhã nhạc xứng danh kiệt tác của nhân loại? Đó cũng là điều mà nhiều người vốn tâm huyết với loại hình di sản đặc biệt quý hiếm này đang lo lắng...

Tốingày 7.11.2003,cú điện thoại báo tin vui, UNESCO đã chính thức thức ghi tên 28 kiệt tác của thế giới là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, trong đó, âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (Triều Nguyễn) là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận đã khiến biết bao người dân VN sung sướng đến tột độ. Nhưng, niềm vui và tự hào được tôn vinh giá trị âm nhạc truyền thống cũng đồng thời đặt ra những mối lo, liệu nhã nhạc có bị những giá trị mới của thời đại làm hiện đại hoá?Chúng ta sẽ làm gì để nhã nhạc xứng danh kiệt tác của nhân loại? Đó cũng là điều mà nhiều người vốn tâm huyết với loại hình di sản đặc biệt quý hiếm này đang lo lắng...

Những kết tinh kỳ diệu

Nhã nhạc đại diện cho loại hình "âm nhạc tao nhã", là dòng nhạc chính thức của cung đình xưa. Vào thời kỳ huy hoàng trong nhiều thế kỷ trước, nhã nhạc đã từng được coi là biểu tượng của quyền uy và sự trường thọ của triều đại. Trong các dịp lễ lớn, Nhã nhạc thường được coi là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Theo dòng lịch sử, âm nhạc cung đình thời đại nào cũng được coi là đỉnh cao của văn hoá và tư tưởng, Nhã nhạc ngoài những tinh hoa riêng có, cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong các dòng âm nhạc đã phát triển ở VN, chỉ có Nhã nhạc mang tầm quốc gia, đủ trình độ đại diện cho âm nhạc dân tộc, được toàn cộng đồng công nhận. Phong phú về nội dung tinh thần, nhã nhạc đã được xem như một phương tiện liên lạc và bày tỏ lòng tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vương. Nó cũng là một phương tiện cho việc truyền đạt những ý tưởng mang tính triết lý, những khía cạnh về vũ trụ của người VN. Đó là sự kết tinh thể hiện tính liền mạch của dòng nhạc cao quý này. Theo ông Phan Tiến Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế đã kế thừa tinh hoa của các triều đại trước và phát triển với quy mô lớn hơn, sức lan toả rộng hơn.

Cái hay, cái đẹp của Nhã nhạc còn là tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Những phút thăng hoa, người nhạc công có thể đưa bản nhạc lên đến đỉnh cao sáng tạo. Trong nhã nhạc, có thể có nhiều cách chơi khác nhau, nhưng nhiều cách khác đó lại cũng hoà hợp trong một sắc màu lung linh, thống nhất- đó gọi là lòng bản. Cách thể hiện này khác với các loại hình âm nhạc khác như giao hưởng hay các loại hình âm nhạc khác, 10 người cũng chơi theo một phong cách như nhau. GS Tô Ngọc Thanh- Tổng thư ký Hội văn nghệ dân gian Việt Nam cũng nhận định: "Nhã nhạc biểu hiện cho tinh thần thanh nhã mà khó dòng nhạc nào có thể sánh kịp..."

Nhã nhạc và "hành trình... thăng hoa"

Đã mấy chục năm, không ít người từng gắn bó với Nhã nhạc đã đề cập tới vấn đề bảo tồn văn hóa cung đình nói chung và Nhã nhạc nói riêng. Đến năm 1994, Bộ VH-TT đã cùng UNESCO Paris và UNESCO Việt Nam tổ chức cuộchội thảo quốc tế bàn về việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số. Sau đó hội thảo được tiếp tục tại Thừa Thiên Huế, đặt ra vấn đề giữ gìn và phát huy văn hóa phi vật thể của Thừa Thiên Huế. ý tưởng khôi phục Nhã nhạc đã có, nhưng tiếc thay, khi đó Việt Nam chưa có đủ kinh phí. Đến năm 1996- 2000, được phía Nhật Bản đầu tư, chúng ta đã tổ chức một lớp đại học chuyên ngành Nhã nhạc tại Đại học Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế. Một đội ngũ nghệ nhân cũng đã được tập hợp để khôi phục lại nhã nhạc. Một dàn nhạc cung đình được thành lập dưới cái tên "CLB nhạc cung đình" do nghệ nhân Trần Tích đứng đầu. CLB đã đi biểu diễn khắp châu Âu và nhiều nước trên thế giới và tới đâu cũng được tán thưởng...

Rất nhiều những khó khăn trên con đường khôi phục Nhã nhạc. Cho đến khi Bộ VH-TT thấy cần phải vào cuộc và thành lập ra Hội đồng di sản quốc gia, xét tiến cử Nhã nhạc. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm bảo tồn cố đô Huế đã sục sạo, lục lọi các tài liệu có liên quan tới bộ môn nghệ thuật này và cuối cùng hồ sơ đề cử đã hoàn thành. Thật may mắn, trong nỗi hồi hộp chờ đợi của biết bao người, cái tin Nhã nhạc Huếchính thức được ghi danh đã khiến những niềm vui như cùng lúc vỡ oà.

Còn đó những nỗi lo

Trở thành Kiệt tác di sản văn hoá thế giới, cũng đồng nghĩa với việc Nhã nhạc cần được quan tâm bảo vệ, giữ gìn hơn. GS Tô Ngọc Thanh đã bày tỏ nỗi lo lắng của mình, ông lo Nhã nhạc đangdần bịgiao hưởng hoá, hiện đại hoá. Và chính điều đó sẽ làm mất đi cái hay, cái đẹp cổ xưa, nguyên gốc của dòng nhạc này. Bởi, thế giới xét tặng danh hiệu cao quý cho Nhã nhạc, trước hết là vì những nét cổ nguyên gốc, chứ không phải là những biến tấu mới của thời đại.

Thêm một nỗi lo khác, hiện nay, Nhã nhạc đã mất đi môi trường diễn tấu tại cung đình, nơi đã từng đánh dấu một thời vàng son của nền âm nhạc VN. Trong cuộc sống hiện đại, cũng không thể phổ cập Nhã Nhạc như các dòng nhạc khác. Nhã nhạc có công chúng riêng,người nghe cũng cần phải được dạy vàhọc cách thưởng thức. Từ trước đến nay, Nhã nhạc vẫn sống và tồn tạitheo các nhóm người yêu thích ở cái nôi mà nó sinh ra là Thừa Thiên Huế.

Nhã nhạc không thể "năm cha, ba mẹ", đó là điều mà nhiều người tâm huyết với Nhã nhạc quan niệm. Nhưng cũng không thể phủ nhận, hiện nay, nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật dân tộc. Đơn cử như với dân ca, một số nhạc sĩ sáng tác các bài hát trên nền nhạc dân ca rất được mọi người ủng hộ. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ rơi các bài dân ca cổ. Với nhã nhạc cũng vậy, một số người có ý tưởng xây dựng Nhã nhạc theo kiểu dàn nhạc giao hưởng dân tộc là vô cùng nhầm lẫn. UNESCO công nhận Nhã nhạc của ta là công nhận cái gốc nguyên bản của Nhã nhạc chứ không phải công nhận những ý tưởng phát triển nghệ thuật theo kiểu "năm cha, ba mẹ" như cách làm của một số người đối với nghệ thuật dân tộc. Cũng chính vì thế, sự kiện Nhã nhạc "thăng hoa" đòi hỏi chúng ta phải bảo tồn để chứng minh nền văn hóa của ta cổ đến thế nào đối với thế giới chứ không thể đem ra khoe với bạn những sáng tác cải biên trên nền cổ được và cho đó là cổ điển!

Minh Anh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nỗi lo bị "hiện đại hoá"...

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.