Theo dõi Báo Hànộimới trên

Mong chờ sự ra đời Quỹ hỗ trợ điện ảnh!

Ngọc Minh| 30/03/2013 07:00

(HNM) - Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam, mô hình


- Là người theo đuổi các hoạt động làm phim độc lập, anh đón nhận thông tin về việc chuẩn bị ra đời Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam như thế nào?

- Nếu có Quỹ hỗ trợ điện ảnh để làm phim nghệ thuật thì đó là điều mà chúng tôi mong chờ từ lâu. Cho đến giờ mới thành lập quỹ, kể cũng là hơi muộn, bởi khi mình đang loay hoay thì các nước khác đã triển khai lâu rồi. Hỗ trợ phim nghệ thuật, phim độc lập trên thế giới đã trở thành việc làm thường xuyên.

Đạo diễn Phan Đăng Di.



Những năm gần đây, ở Việt Nam, lượng phim có tăng nhưng diện mạo thì còn nhạt. Chỉ có hai dòng phim, dòng thị trường thì hướng đến chuyện bán vé, thu hồi vốn; dòng phim nhà nước vẫn theo hướng đi cũ. Trong khi đó, người xem lại có quá nhiều sự lựa chọn với phim nước ngoài. Cách làm phim nhờ tiền từ ngân sách nhà nước tạo hiệu quả đến đâu thì chưa có điều tra, đánh giá cụ thể, nhưng trong thực tế có phim làm ra không được chiếu. Bao nhiêu năm, chúng ta đầu tư nhiều nhưng dường như mục đích không rõ ràng. Tại sao không chú trọng vào điện ảnh trẻ, không chỉ ở góc độ hỗ trợ làm phim mà còn là giáo dục điện ảnh?

- Vậy anh mong chờ gì vào Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam?

- Bất cứ quỹ nào mở ra ủng hộ nghệ thuật thì phải rõ tiêu chí nghệ thuật, phục vụ nhu cầu phát triển của nền văn hóa dân tộc. Phải có sự minh bạch, không chỉ về tài chính mà cả tiêu chí lựa chọn. Tôi lấy ví dụ như Qũy điện ảnh thế giới của Đức, tiền là của dân Đức nhưng được giao cho Liên hoan Phim (LHP) Berlin điều hành. Mà tiền không chỉ dành riêng cho phim Đức đâu, mà cho cả dự án ở các nước có nền điện ảnh đang phát triển. Quỹ này chỉ do 4 đến 5 người điều hành, có tiêu chí rõ ràng, công khai trên mạng và mọi người đều có thể đăng ký.

Ở ta, với nhiều trường hợp, vấn đề không phải là do thiếu tiền. Nhà nước không phải không quan tâm, nhưng bài toán đặt ra là sử dụng tiền hiệu quả đến đâu, cách thức thực hiện thế nào. Trong đó, như tôi đã nói, cần phải xác định rõ tiêu chí đầu tư, ngoài hỗ trợ cho làm phim, thì có nên tính tới đầu tư cho giáo dục điện ảnh?

- Theo anh, giáo dục điện ảnh có vai trò như thế nào?

- Giáo dục điện ảnh là vô cùng quan trọng. Ở ta, tại sao không có nhiều người xem phim sành sỏi. Đa số khán giả đang xem phim kiểu như dùng thức ăn nhanh của Mỹ. Giáo dục điện ảnh cần hướng tới việc đón nhận những tác phẩm nghệ thuật phức tạp. Muốn thế, phải có sự hiểu biết và phải bắt đầu từ trong nhà trường. Bên cạnh đó là mở rộng đối tượng làm phim, tạo cơ hội cho những người trẻ tiếp cận điện ảnh một cách thực sự công bằng.

- Xin trân trọng cảm ơn anh!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mong chờ sự ra đời Quỹ hỗ trợ điện ảnh!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.