Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hăm tã ở trẻ - Những điều bố mẹ cần nắm rõ

Andy| 12/06/2019 16:17

Hăm tã là bệnh ngoài da thường xuyên gặp phải ở trẻ nhỏ. Bệnh tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu điều trị sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và khó chữa lành.


1. Hăm tã là gì? Nguyên nhân trẻ bị hăm tã?


Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín. Hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu bé gãi vì ngứa ngáy. Khi đó da dễ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt.


Trẻ nhỏ bị hăm tã sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hăm tã ở trẻ, trong đó có thể kể đến những “thủ phạm” phổ biến như:

Da bé bị ẩm ướt: Đóng bỉm thường gây nên tình trạng ẩm ướt cho làn da của trẻ. Khi bị ẩm ướt trong thời gian dài sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn trong phân kết hợp cùng nước tiểu gây nên tình trạng hăm tã.

Da bé bị chà xát với bỉm: Với trẻ sơ sinh, làn da rất nhạy cảm. Các chất liệu của tã lót, tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé khiến da trẻ bị tổn thương và hăm tã.

Do thực phẩm ăn của trẻ: Đồ ăn lạ cũng khiến trẻ bị hăm tã. Nguyên nhân do thức ăn mới lạ sẽ khiến trẻ đại tiện nhiều hơn bình thường. Vùng da xung quanh hậu môn dễ tấy đỏ và hăm.

Nhiễm nấm: Những nơi ấm và ẩm như bên dưới tã lót sẽ là điều kiện thích hợp cho các loại nấm men hoặc nấm Candida phát triển khiến trẻ bị hăm.

2. Biểu hiện, triệu chứng khi bé bị hăm tã

Biểu hiện dễ dàng nhận thấy khi bé bị hăm tã là vùng da quấn tã, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục xuất hiện những vùng đỏ. Ban đầu, vùng da đỏ này có ở hậu môn, sau đó lan dần ra tới mông, đùi. Nặng hơn nữa là vùng da quanh hậu môn có màu đỏ tươi. Sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.

Khi trẻ bị hăm tã, các vùng da bị tổn thương sẽ rất đau, làm bé cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi nước tiểu tiếp xúc với da bé. Bé sẽ giật mình thường xuyên và quấy khóc, thậm chí còn kém ăn, ít ngủ.

3. 5 bước đơn giản điều trị hăm tã

Xác định loại hăm tã

Trước hết, mẹ cần biết bé bị hăm tã dạng nào.

- Loại đầu tiên, nếu bị nhiễm khuẩn, bé sẽ có mảng hăm màu vàng cùng những mảng hăm chứa nước hay vết loét có mủ hoặc bị đóng vẩy như sáp ong trên mông bé.

- Loại 2, nếu hăm do nấm, nơi mảng hăm sẽ thường có màu đỏ tươi cùng với những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Mẹ cũng sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng như bẹn, cổ hoặc những nếp gấp trên da bé.

- Loại 3, da bé cũng có thể bị kích ứng bởi dính nước tiểu, phân thời gian lâu… nhưng với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã.

Chọn kem bôi phù hợp

Việc điều trị hăm tã sẽ phụ thuộc vào tình trạng hăm ở trẻ. Nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời, vùng da hăm sẽ nhanh chóng biến mất. Mẹ chỉ cần chọn loại kem bôi phù hợp thoa vào các vết hăm cho con. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý lựa chọn sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên chuyên biệt an toàn, phù hợp với làn da của trẻ nhỏ. Các thành phần đó ngoài việc duy trì độ ẩm tối ưu cho làn da bé còn giúp nhanh chóng phục hồi mà không làm khô da hay bong vẩy.


Mẹ cần thoa kem EmBé khi con có các dấu hiệu của hăm tã.


Các sản phẩm chứa Nano Curcumin hay tinh chất cúc La Mã có trong kem EmBé được coi là những chất kháng sinh tự nhiên rất tốt và an toàn cho làn da bé. Mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu và sử dụng để bôi hăm tã cho con.

Giữ da bé khô ráo

Vùng da bị hăm luôn phải được giữ khô ráo. Điều này sẽ giúp làn da bé mau lành tổn thương da. Mẹ cũng không nên sử dụng những loại khăn giấy ướt để lau những vùng hăm vì các loại khăn này chứa cồn và một số hoá chất không tốt cho da bé. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng nước ấm, sữa tắm hay xà phòng cho trẻ sơ sinh để vệ sinh cho bé.

Trong thời gian điều trị hăm tã, mẹ nên để thoáng, không mặc tã. Nếu mẹ muốn mặc tã cho bé, hãy nới lỏng tã hơn bình thường một chút để da bé được “thở” và khô thoáng.

Đặc biệt, sau khi tắm hoặc thay tã cho bé, mẹ nhớ vệ sinh da sạch sẽ, lau khô và thoa một lớp kem EmBé lên vùng da bị hăm và toàn bộ khu vực quấn tã gồm mông, bộ phận sinh dục và khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Các thành phần của kem EmBé sẽ tạo nên một lớp "khiên" vững chắc bảo vệ da bé khỏi những tác nhân gây hại.

Lưu ý với phấn rôm

Nếu mẹ sử dụng các loại phấn rôm cho bé nên bôi lớp mỏng, không tạo thành những mảng phấn dày sẽ khiến cho da bé dễ bị hăm hơn và tình trạng hăm tã càng tăng nặng. Mẹ hãy nhớ đừng để phấn dính vào da mặt của bé.

Biết khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ

Nếu vết hăm kéo dài 4-5 ngày mà không có tiến triển tốt hơn hoặc bé có tình trạng sốt, mê man, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

4. Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

Sai lầm của bố mẹ về hăm tã

Để chữa trị hăm tã hiệu quả và an toàn cho bé, cha mẹ cần tránh những sai lầm trong việc chăm sóc con  như:

Sử dụng phấn rôm và tinh bột ngô để chăm sóc con: Thực tế, các loại phấn bột này sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí tạo điều kiện cho nấm men phát triển. Ngoài ra, chúng có thể xâm nhập vào phổi của bé, gây bệnh suyễn và khó thở.

Sử dụng các loại kem bôi không đảm bảo: Làn da của bé còn mỏng và nhạy cảm, trong khi các loại kem chứa nhiều hóa chất nguy hiểm như corticoid, axit boric, camphor, salicylat metyl hay benzoin, có thể gây ngứa và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm.


Không sử dụng các sản phẩm bôi chứa thành phần corticoid.


Lau rửa thường xuyên bằng xà phòng thơm: Nhiều cha mẹ muốn giữ cho trẻ thơm tho cả ngày nên thích sử dụng các loại sản phẩm có mùi thơm lau rửa cho bé. Tuy nhiên, hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng da nhiều hơn, làm trầm trọng tình trạng hăm ở trẻ.

Những điều bố mẹ nên làm khi con bị hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã, cha mẹ cần vệ sinh cho con đúng cách bằng việc rửa nước ấm, sử dụng khăn sạch và thấm lên vùng dễ bị hăm. Không sử dụng giấy ướt hoặc khăn lau có chứa cồn hoặc propylen glycol, những loại hương này có thể gây kích ứng da.

Đồng thời, cha mẹ không nên chà mạnh lên da bé vì sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé. Sau khi rửa xong, lau khô và đừng quên thoa kem EmBé để ngăn ngừa vi khuẩn nấm phát triển.

Bỏ túi những “bí kíp” trị hăm tã cho trẻ sơ sinh không bao giờ thừa. Chỉ cần nắm vững kiến thức trên cũng đủ để giúp bé “đánh bay” hăm tã, trả lại bé làn da láng mịn, hồng hào!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hăm tã ở trẻ - Những điều bố mẹ cần nắm rõ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.