Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chuyện một ngôi đền thờ

ADMIN| 12/06/2003 14:00

Thuở nhỏ, tôi nhớ đã không dưới một lần được xem trọn bộ vở chèo “Bài ca giữ nước” của cố NSND Tào Mạt, dưới sự dàn dựng, diễn xuất của Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần. Ở vào cái tuổi lớp năm, lớp sáu, xe thì xem vậy chứbảo rằng hiểu được cái tinh túy nhất hội tụ trong vở diễn được đánh giá là một trong những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật chèo truyền thống thì quả là buồn cười! Nhưng sự thực từ vở diễn, những nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa đã được hình dung trong tôi thật lung linh, sống động mà gần gũi lạ thường. Bà Nguyên Phi Ỷ Lan thông minh, tài trí, độ lượng; Thái úy Lý Thường Kiệt lẫm liệt, uy phong, một đời trên lưng ngựa bảo vệ nước non....

Lan man với cảm xúc hoài niệm, chợt một cơn gió lạnh buốt thổi từ phía sông khiến tôi rùng mình. Tôi đang đứng trước “phế tích” là một gian nhà 3 gian tườngrêu, mái đổ trống huơ trống hoác, dưới sân “cỏ dại mọc đầy”. Một vài tàu lá chuối rách tướp vì gió mạnh, đập phần phật vào bức tường phía trong chính điện có bục bệ thờ. Gian nhà mục nát, lạnh lẽo nàyvốn là nhà thờ chính của Cụm di tích văn hóa, lịch sử đền thờ Thái úy Quốc công Lý Thường Kiệt tại tôn Bắc Biên, xã Ngọc Thụy, Gia Lâm.

Dọc theo con đường bê tông uốn lượn quanh làng, trên đầu, bên phải, bên trái lúc lỉu từng chùm khế ngọt trông thật thích mắt. Ở thôn này cũng như nhiều thôn của Ngọc Thụy, người dân đã xây nhà ba tầng, năm tầng nhờ vào cây khế, nghe như trong chuyện cổ tích “ăn khế trả vàng”....

Cụ Nguyễn Văn Liêm năm nay 82 tuổi, tuy sức khỏe đã yếu nhưng trí nhớ thì vẫn minh mẫn lạ thường. Cụ kể: theo truyền thuyết năm 1010, cư dân Bắc Biên - Ngọc Thụy khi đó còn ngụ cư trong thành Đại La. Khi Vua Lý Thái Tổ lên ngôi và quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La, theo lời kể của cụ Liêm thì đất làng lúc đó nằm đúng vị trí, quy hoạch kinh đô của nhà vua nên dân làng phải rời ra khu vực ngoài sông. Để đền bù giải phóng mặt bằng (theo như cách gọi bây giờ), vua đã ban ơn bằng cách miễn sưu thuế và các công việc phu phen tạp dịch cho dân trong nhiều năm. Sử sách còn chép rằng, một lần vua đi tuần thú sông Hồng, qua địa phận làng thấy cư dân làm nhà bè theo kiểu “nước lên thuyền lên” mới hỏi: “Đây là đâu?”. Các vị quần thần tâu rằng: “Thưa đó là làng An Xá vốn di ở trong thành”. Vua bèn đổi tên mới cho thành làng Cơ Xá (nhà ở cơ đê). Đó là vào khoảng năm 1030, năm đó vị Thái úy Lý Thường Kiệt lẫy lừng lịch sử chỉ mới là cậu bé 11, 12 tuổi....

Trải qua 8 thế kỷ, đến năm 1893 (Quý Tỵ), khu vực ngoài bãi bị lở đất, cư dân Cơ Xá phải dời vào sâu trong làng. Cụm di tích và chùa của thôn Bắc Biên bây giờ được xây dựng vào khoảng những năm cuối thế kỷ 19, đầu 20, trong đó ngôi đình là nơi tờ Thành hoàng làng cũng đồng thời là đền thờ Thái úy Quốc công Lý Thường Kiệt - người con của vùng Cơ Xá. Có một điểm khác biệt là nếu như ở nhiều ơi đình làng thường có kiến trúc thấp thì đình làng Cơ Xá tường và mái đình lại rất cao. Đó là vì ngôi đình được thiết kế và xây dựng phỏng theo kiểu dáng Hội quán Quảng Đông -Trung Quốc (ở khu vực phố Hàng Buồm bây giờ vẫn còn có một ngôi nàh cổ, trước cửa có bức huấn thư đề Quảng Đông Hội quán).

Nói về sự trồi sụt, thăng trầm thì có lẽ đình làng Bắc Biên luôn được xếp ở vị trí đầu bảng! Kháng chiến toàn quốc tháng 12 năm 1946, đình bị giạc Pháp đổ xăng đốt trụi từ câu đối, hoành phi đế rui, mè, xà, cột. Năm 1954, hòa bình lập lại, đình làng được tu sửa làm trụ sở UBND xã, đến năm 1972, xã lại chuyển sở hữu cho Công ty Lương thực Gia Lâm, biến thành kho chứa thóc gạo. Năm 1998, theo ý kiến của đại đa số người dân, xã đã tu bổ, sửa sang lại trở thành đền thờ danh nhân lịch sử Lý Thường Kiệt. Cụm di tích này được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 937/QĐ - BT này 23/7/1993 và chỉ 8 năm sau đã trở nên “thảm cảnh” như chúng tôi đã tóm lược ở đầu bài viết. Tháng 12-2001, các ban ngành địa phương đã phải dỡ hạ mái gian thờ chính để tránh nguy cơ đình có thể bị sập bất cứ lúc nào. Hơn lúc nào hết, người dân nơi đây mong muốn được các cấp có thẩm quyền cho nâng cấp lại cho cụm di tích này.
Tiểu Nguyệt

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Chuyện một ngôi đền thờ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.