Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hãy ghi nhớ những mẹo nhỏ này để có ly cà phê sữa hoàn hảo!

Hà Thu| 06/09/2019 11:52

Theo một số thông tin về cà phê thì cây cà phê được biết đến từ những năm 1671 tại vùng Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) và dần dần nhân rộng ra các quốc gia khác trên thế giới.

Mỗi hạt cà phê lại mang trong mình câu chuyện riêng về hành trình từ khi gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến. Cà phê cũng vì vậy mà chứa đựng giá trị lớn, khiến bất kỳ ai là tín đồ của thức uống này đều mong muốn được thưởng thức hương vị nguyên bản. Dù mỗi loại mang hương vị đặc trưng riêng, nhưng ly cà phê đúng chuẩn sẽ không bị lấn át bởi bất kỳ thành phần nào khác.

Trong muôn vàn biến tấu đặc sắc từ cà phê, có lẽ cà phê sữa đá là phiên bản được đón nhận nhiều nhất. Phổ biến là thế, nhưng không phải ai cũng biết cách pha chế và bảo quản để giữ trọn hương vị cà phê nguyên bản. Đôi khi, những thói quen tưởng chừng vô hại lại lái vị cà phê theo hướng lệch chuẩn thơm ngon.

Một lần “chơi lớn” dùng nước quá nóng: Nước chiếm đến hơn 90% ly cà phê và đóng vai trò quan trọng tạo nên vị ngon. Thời gian quá dài hoặc ngắn; nhiệt độ nước quá cao hay thấp đều biến thức uống vốn đậm đà, đặc sắc trở thành “thảm họa”. Để thưởng thức vị cà phê nguyên bản, mọi thứ cần được cân chỉnh theo công thức nhất định về thời gian và nhiệt độ.

Nhiều người quan niệm, nước càng sôi thì cà phê càng dậy mùi thơm. Tuy nhiên, khi suy nghĩ này đưa vào thực hành sẽ làm cà phê cháy, cấu trúc các thành phần bị phá vỡ và tạo ra vị đắng. Ngược lại, nhiệt độ chưa tới sẽ không đủ điều kiện để cà phê chiết xuất ra thứ nước ngon nhất. Cùng với đó, thời gian nước tiếp xúc với cà phê quá lâu cũng làm hương vị “bốc hơi”.

Thực thi tiết kiệm bảo quản trong túi giấy: Với ưu điểm gọn nhẹ, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí, túi giấy trở thành vật dụng đựng, gói phổ biến. Những tưởng để trong túi giấy bịt kín thì chất lượng cà phê không thể thất thoát đi đâu được. Tuy nhiên, tính chất dễ hút ẩm ở vật dụng này lại trở thành nguyên nhân “giết chết” vị cà phê nguyên bản.

Độ ẩm và không khí là hai “kẻ thù” không đội trời chung với cà phê. Trong khi đó, khoảng cách giữa các phân tử trong túi giấy thường lớn, khiến không khí dễ lọt vào trong và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Khi tiếp xúc liên tục độ ẩm, cà phê dễ bị thay đổi mùi thơm so với ban đầu và nhanh chóng xuất hiện nấm mốc. Vì vậy, tín đồ của thức uống này sẽ không chọn túi giấy để đựng cà phê, thay vào đó là bình thủy tinh hoặc các vật dụng kim loại không gỉ.

“Dùng sữa tỏ tình” ai ngờ đứng hình: Sữa đặc tưởng chừng chỉ là “phụ tá” bên ly cà phê. Vậy mà, nguyên liệu này lại trở thành “trợ thủ” đắc lực làm nên chất lượng vị cà phê. Nếu chọn sữa không phù hợp, người pha có thể đánh mất hương thơm đặc trưng vốn có của cà phê, nhất là khi cà phê sữa bị biến thành sữa cà phê. Và lỡ muốn dùng cà phê sữa tỏ tình, đối phương có thể bị vị ngọt gắt hù cho “chạy mất dép”, không muốn uống lại lần thứ 2.

Các chuyên gia pha chế chuyên nghiệp thường rất chú trọng khâu chọn sữa đặc để kết hợp và tôn vinh hương vị của cà phê. Và nếu là người sành cà phê, sữa đặc Hoàn Hảo sẽ không phải cái tên xa lạ. Theo các barista (người pha chế cà phê chuyên nghiệp) tại Việt Nam, sản phẩm Hoàn Hảo cho vị ngọt thanh mà không gây gắt cổ, vị béo của sữa vừa phải và có mùi thơm nhẹ.

“Là một barista, tôi luôn mong muốn truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến khách hàng để họ cảm nhận được vị cà phê nguyên bản giá trị đến mức nào. Vì thế, với các nguyên liệu dùng để pha chế cùng cà phê, tôi luôn chọn sản phẩm giúp tôn vinh vị cà phê nguyên bản mà vẫn bảo đảm tạo nên hương vị thơm ngon nhất. Tôi chọn sữa đặc Hoàn Hảo cũng bởi không làm mất giá trị hương vị bản thân muốn gửi đến các khách hàng thân yêu của mình”, một trong các barista nổi tiếng hiện nay chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hãy ghi nhớ những mẹo nhỏ này để có ly cà phê sữa hoàn hảo!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.