Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chống nhiễu rãnh đạn, điều ít được nhắc đến

ANHTHU| 28/12/2005 08:31

Trong đợt ném bom tổng lực phá hoại miền Bắc của Mỹ cuối năm 1972, còn được gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không” (ĐBPTK), Bộ đội Tên lửa đã làm nên những chiến thắng vang dội.  Đại tá Nguyễn Duy Quỳ, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật tên lửa (Quân chủng PK-KQ), người trực tiếp tham gia  nhiều trận đánh - kể về  chống nhiễu rãnh đạn, đóng góp còn thầm lặng của những người  lính kỹ thuật...

Tên lửa SAM 2 chống nhiễu rãnh đạn đã phát huy hiệu quả, góp phần tiêu diệt máy bay Mỹ

Trong đợt ném bom tổng lực phá hoại miền Bắc của Mỹ cuối năm 1972, còn được gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không” (ĐBPTK), Bộ đội Tên lửa đã làm nên những chiến thắng vang dội.Đại tá Nguyễn Duy Quỳ, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật tên lửa (Quân chủng PK-KQ), người trực tiếp tham gianhiều trận đánh - kể vềchống nhiễu rãnh đạn, đóng góp còn thầm lặng của những ngườilính kỹ thuật...

Năm 1966, máy bay Mỹ có mang máy gây nhiễu ALQ-41, tạo các loại nhiễu đánh lừa tên lửa như: nhiễu râu, nhiễu xung trả lời. Các đơn vị ở Hà Nội bị nhiễu tiêu cực và nhiễu ngoài đội hình phát từ hạm tàu hoặc máy bay gây nhiễu EB 66. Để tìm được mục tiêu trong nhiễu rất khó. Đài tên lửa phải phát sóng sục sạo lâu trong điều kiện địch dùng tên lửa sơ-rai phóng theo cánh sóng để đánh vào các trận địa của ta. Từ tháng 10-1966 đến đầu năm 1967, ngoài việc được nhiễu ngoài đội hình che chở, Không quân Mỹ được trang bị máy gây nhiễu QRC-160 làm cho hiệu suất chiến đấu của ta giảm.

Để đánh được địch trong loại nhiễu dải, nhiễu tạp này, khí tài cũng đã có chương trình định sẵn. Chỉ cần điều khiển đạn vào giữa trung tâm dải nhiễu, khi gặp mục tiêu, cho đạn nổ tức thì sẽ tiêu diệt được. Lý thuyết là thế nhưng thực hành thì nan giải, đạn tốnnhưng máy bay chưa rơi. Rồi đại đội, tiểu đoàn (d) nhiễu được thành lập. Nhờ đó, nhiễu được nghiên cứu sâu, giúp cho việc huấn luyện trắc thủ đầy đủ hơn. Nhưng đánh thế nàovẫn do các kíp chiến đấu mày mò trong thực tế.

Đến 14-12-1967, một hiện tượng bất thường xẩy ra, địch đánh vào Hà Nội với số lượng không nhiều nhưng hai trung đoàn (E) tên lửa bắn lên quả đạn nào là mất điều khiển quả đó. Nhiều quả rơi xuống đất. Quân chủng phải giao cho cao xạ và không quân đánh, tên lửa “nghỉ”để tìm nguyên nhân. Quá trình nghiên cứu trực tiếp tại trận địa cho thấy, địch đã sử dụng loại nhiễu mới rất nguy hiểm là nhiễu rãnh đạn. Chỉ huy Quân chủng đã chọn những cán bộ giỏi nhất phối hợp với chuyên gia nhanh chóng giải quyết.

Gần 1 tuần nghiên cứu cho thấy, nếu thay đổi một số tham số vượt quá mức cho phép, ăng-ten vẫn quay về hướng có nhiễu nặng nhất. Mạch bắt vẫn chuẩn và điều khiển được đạn tên lửa. Phương án này được Quân chủng đồng ý và cho áp dụng ngay. Việc cải tiến lúc đầu phải mất 2 ngày đêm mới được 1 d, sau đó rút ngắn dần xuống còn 2 - 3 giờ . Trong hơn 1 tháng, các trận địa tên lửa ở Hà Nội đã hoàn thành điều chỉnh kỹ thuật và sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 10-1-1968, d63 đã bắn rơi 1 chiếc F105, đến11-2, d61 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay, thu1 máy gây nhiễu ALQ-71 còn nguyên vẹn để nghiên cứu. Đúng là loại máy này có tần số trùm lên cả rãnh mục tiêu và rãnh đạn tên lửa, công suất còn lớn hơn QRC-160 nên mới gây ra nhiễu rãnh đạn nguy hiểm như trên.

Ngày 6-4-1972, địchđánh lại miền Bắc, lại có hiện tượng khác. Các đơn vị bảo vệ Hà Nội mặc dù đã vận dụng những cách đánh hay nhất mà năm 1967 đã đánh thắng địch, nhưng trong hơn 1 tháng,đến 5 - 6 trận mà chưa bắn rơi được chiếc nào. Đạn có điều khiển nhưng đều vượt qua mục tiêu rồi mới nổ và ta lại bị địch phóng sơ-rai vào trận địa.

Qua lời khai của giặc lái và ý kiến của Viện Khoa học Kỹ thuật quân sự mới biết, địch đã thay đổi khí tài, đội hình bay cũng thay đổi, mà ta vẫn giữ cách đánh cũ. Năm 1967, mỗi tốp 4 chiếc chỉ có 1 - 2 máy gây nhiễu nên giãn cách giữa các chiếc trong tốp là 100 - 200 m. Chỉ cần bám sát giữa dải nhiễu là ngòi nổ vô tuyến được kích thích làm việc, ngòi nổ nổ đúng lúc là tiêu diệt được địch. Năm 1972, mỗi tốp 4 chiếc máy bay có tới 8 máy gây nhiễu. Mỗi chiếc lại có 2 máy gây nhiễu mới loại ALQ-87 hay ALQ-101 có tần số, công suất lớn, cường độ mạnh, đủ sức tự che giấu cho mình và đồng bọn; giãn cách giữa chúng rộng từ 300 đến 600 m.

Ví dụ rõ nhất là đợt không tập ngày 16-4-1972. Địch cho 3 tốp B 52 vào đánh Hải Phòng thì cũng cho 60 lần chiếc máy bay chiến thuậtbay ở độ cao 7 - 8 km gây nhiễu giả B 52 để đột nhập phía Tây Hà Nội. Giữa ban ngày mà làm giả như thật đến nỗi các trắc thủ ra-đa kỳ cựu cũng hoang báo là B 52 đánh vào Hà Nội. Hai E tên lửa bảo vệ Thủ đô đã phóng,đạn đều vượt mục tiêu và tự hủy. Như vậy, nếu ta vẫn bám vào giữa dải nhiễu, ngòi nổ vô tuyến tất nhiên không được kích thích, thì đạn sẽ tự hủy do vượt quá mục tiêu.

Kết luận này rất quan trọng. Nhưng ai sẽ giúp cho kíp chiến đấu phân biệt được đâu là dải nhiễu của chiếc máy bay mình cầndiệt? Có người đã nghiên cứu dùng ra-đa K8-60 bắt mục tiêu rồi truyền tín hiệu sang xe điều khiển nhưng cũng chưa có kết quả,còn làm đối tượng cho sơ-rai. Cuối cùng ta phải sử dụng loại “chuồng cu”(PA00) lắp trên ăng-ten phương vị đã được hiệu chỉnh đồng bộ với đài điều khiển. Nhờ đó, ngày 27-6-1972, d57 đã bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội.

Phân tích các trận đánh của địch vào Hà Nội trong tháng 6 và 7-1972, ta thấy “tường nhiễu tích cực” cao đến 6 km, rộng từ 25 - 30 km, dày 3 - 5 km. Cộng với nhiễu ngoài đội hình và nhất là nhiễu trong đội hình của các biên đội địch vào đánh phá, chặn kích, hộ tống, với nhiều tần số, biến điệu khác nhau, chúng tạo thành những dải nhiễu đan xen, giãn nở, khi tách, khi nhập dải trên màn hình hiện sóng của đài điều khiển tên lửa. Môi trường điện tử trở lên đậm đặc, hỗn loạn, giao thoa và đầy bất trắc bởi đâu đó có thể có sơ-rai loại mới AGM-78; 88 phóng vào trận địa.

12 ngày đêm tháng Chạp 1972, nhiễu điện tử còn nặng hơn. Mỗi B 52 có 15 máy gây nhiễu, cộng với nhiễu tiêu cực, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu trong đội hình khiến thông tin chỉ huy vô tuyến của Sư đoàn 361 bị chế áp tắc nghẽn. Nhưng các bộ đài điều khiển, có bộ đã đến thời điểm trung tu, vẫn vững vàng điều khiển quả đạn đánh trúng mục tiêu. Bộ đội Tên lửa vẫn có đủ đạn tốt để đánh Mỹ. Đó là điều ít được nhắc đến.

Đây là công việc thầm lặng mà ngành kỹ thuật tên lửa đã thực hiện trong giai đoạn 1968-1972. Cụ thể là thành công trong chống nhiễu rãnh đạn và kéo dài niên hạn đạn. Điều đáng nói là trong 192 trận đánh của Bộ đội Tên lửa, chỉ có 23 lần ta phát hiện được mục tiêu từ đầu hoặc quá trình phóng đạn mới thấy mục tiêu trên nền nhiễu, còn tất cả các trận khác đều đánh trong điều kiện nhiễu đậm đặc nhưng không có quả đạn nào mất điều khiển vì nhiễu rãnh đạn. Điều đó chứng tỏ, qua thử thách ác liệt, công tác cải tiến tên lửa SAM 2 chống nhiễu rãnh đạn đạt hiệu quả cao, tăng niềm tin cho Bộ đội Tên lửa tìm mọi biện pháp đánh địch.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chống nhiễu rãnh đạn, điều ít được nhắc đến

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.