Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tại sao ngủ trưa khiến bạn thông minh hơn?

H.V| 10/03/2011 13:55

(HNMO) - Một đêm ngon giấc là rất quan trọng để lưu trữ những kiến thức đã học trước đó trong ngày - điều đó đã được biết đến nhiều. Nhưng giờ một nghiên cứu mới cho thấy, việc chợp mắt trước khi bạn học cũng rất quan trọng.


Những tình nguyện viên đã một giấc ngủ ngắn 100 phút trước khi thực hiện một nhiệm vụ ghi nhớ vào buổi tối trung bình đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra trí nhớ tới 20% so với những người ghi nhớ mà không chợp mắt trước đó.

"Nó thực sự có vẻ là bằng chứng đầu tiên mà chúng ta đang thấy về lợi ích chủ động của giấc ngủ," đồng tác giả nghiên cứu Matthew Walker, một giáo sư tâm lý và khoa học thần kinh tại Đại học California, Berkeley, nói.

"Không chỉ đơn giản ngủ đủ sau khi học tập. Hóa ra bạn cũng cần phải ngủ trước khi học", Walker nói.

Giấc ngủ trưa khỏe khoắn

Nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra rằng, những giấc mơ thúc đẩy học tập, với một nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ ngắn 90 phút có thể giúp lưu giữ trong ký ức dài hạn. Nhưng nghiên cứu của Walker, được công bố trên tạp chí Current Biology tuần này cho thấy rằng, một giai đoạn khác của giấc ngủ, được gọi là chuyển động mắt không nhanh (NREM) dường như có mối liên hệ chặt chẽ đến việc thúc đẩy học tập qua một giấc ngủ trưa.

Walker và các cộng sự đã tuyển 44 tình nguyện viên - 27 phụ nữ và 17 đàn ông - để đến ngủ trưa tại phòng thí nghiệm. Trước tiên, các tình nguyện viên được trao nhiệm vụ ghi nhớ 100 tên và khuôn mặt. Sau đó, họ đã được thử nghiệm xem họ đã nhớ lại những khuôn mặt gắn với những cái tên như thế nào.


Tiếp theo, các nhà nghiên cứu cho một nửa số tình nguyện viên ngủ một giấc ngắn từ 2 giờ chiều đến 3h40 chiều. Các nhà khoa học đã đo sóng não của các tình nguyện viên khi họ ngủ trưa. Các nhóm tình nguyện viên khác thức và tham gia các hoạt động hàng ngày như bình thường họ vẫn làm. Đến 6 giờ chiều, cả hai nhóm lại ghi nhớ 100 khuôn mặt và tên khác và được thử nghiệm trên bộ nhớ của họ.

Phát hiện lớn đầu tiên, Walker nói, là khả năng học tập suy giảm trong ngày. Các tình nguyện viên không ngủ trưa đã thực hiện bài kiểm tra buổi tối tệ hơn 12% so với bài kiểm tra buổi sáng. Tuy nhiên, nhắm mắt không chỉ đảo ngược những hiệu ứng, mà nó còn cung cấp một sự gia tăng trí nhớ: Những người tham gia thử nghiệm có ngủ trưa thực hiện bài ghi nhớ buổi tối tốt hơn khoảng 10% so với bài ghi nhớ họ đã làm buổi sáng. Nói chung, sự khác biệt về điểm số giữa những người ngủ trưa và không ngủ trưa là khoảng 20%, Walker nói.

Thứ hai, việc theo dõi sóng não bật lên một "thủ phạm" cho việc nâng cấp bộ nhớ: một sự bùng nổ ngắn và đồng bộ của hoạt động điện được gọi là trục ngủ. Những trục ngủ này tồn tại khoảng 1 giây và có thể xảy ra 1.000 lần mỗi đêm trong giấc ngủ NREM. Những người có nhiều trục ngủ này, đặc biệt là những người có nhiều trục ngủ ở vùng não bộ phía trước, được gọi là vỏ não trước trán, cho thấy sự sung mãn nhất về năng lực học tập sau giấc ngủ trưa, Walker nói.

Tải lên những kí ức 

Walker và các đồng nghiệp nghi ngờ rằng các trục ngủ đang thực hiện việc chuyển thông tin từ các vùng đồi thị, một khu vực nhỏ nằm sâu trong não của bạn, nơi tạo ra ký ức, đến vỏ não trước trán, phục vụ như lưu trữ lâu dài. Điều đó giải phóng vùng đồi thị để thực hiện những ký ức mới, Walker nói.

"Nó gần giống như việc làm sạch hộp thư đến trong e-mail của bạn để bạn có thể bắt đầu nhận được e-mail mới vào ngày hôm sau", ông nói.

Giấc ngủ NREM và tần số trục ngủ thay đổi trong suốt vòng đời của một người, Walker nói. Ví dụ, người lớn tuổi có một sự suy giảm về trục ngủ, cho thấy sự rối loạn giấc ngủ có thể là một lý do cho sự mất trí nhớ phổ biến ở tuổi già. Các tình nguyện viên trong nghiên cứu hiện nay còn trẻ, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng điều tra ảnh hưởng của trục ngủ vào việc học tập ở người cao tuổi, Walker nói.

Nghiên cứu này cũng thu hút sự chú ý đến tầm quan trọng của giấc ngủ, Walker nói. Trục ngủ xuất hiện thường xuyên hơn về cuối đêm, chính xác là thời gian mọi người cắt ngắn khi dậy sớm để đi làm và đi học, Walker nói. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tại sao ngủ trưa khiến bạn thông minh hơn?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.