Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đồng hồ Hải Triều, Juno dẫn đầu ngành thời trang quý I-2021

Trường An| 22/07/2021 11:29

Theo số liệu báo cáo từ Iprice Group, Juno, Đồng hồ Hải Triều và Yame đang là ba “ông lớn” thống lĩnh mảng thời trang trực tuyến tại thị trường Việt Nam.

Đồng hồ Hải Triều, Juno và Yame giữ vững cuộc đua top đầu

Cuộc đua top đầu của những “ông lớn” mảng thời trang không có sự thay đổi so với quý IV-2020. Theo đó, trong quý I-2021, quán quân thuộc về Juno (chuỗi cửa hàng thời trang nữ nổi tiếng dành cho giới trẻ), á quân thuộc về Đồng hồ Hải Triều (https://donghohaitrieu.com - chuỗi cửa hàng đồng hồ sang trọng với 20 chi nhánh trên toàn quốc) và Yame (chuỗi thời trang quần áo giá bình dân).

Theo báo cáo từ Iprice Group, Đồng hồ Hải Triều là chuỗi cửa hàng đồng hồ duy nhất lọt top 3 trang thương mại điện tử lớn nhất nhóm ngành thời trang trong nhiều năm liên tục.

Kết quả quý I-2021 được đo lường bởi Iprice Group - Tập đoàn mua sắm hàng đầu châu Á đang hoạt động tại 7 quốc gia và vùng lãnh thổ: Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Covid-19 không tác động quá lớn đến các thương hiệu tốp đầu

Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng vừa qua cũng là đỉnh điểm của những doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường với khoảng 12.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần những doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là những đơn vị kinh doanh truyền thống bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội. Còn những doanh nghiệp thống lĩnh mảng trực tuyến dường như không ảnh hưởng nhiều nhờ doanh số online tăng trưởng ấn tượng.

Ông Đặng Hải Triều, Giám đốc mảng marketing tại Đồng hồ Hải Triều chia sẻ: “Nhờ sở hữu nền tảng mua sắm trực tuyến đứng thứ hai mảng thời trang, chúng tôi luôn tận dụng nó để biến khủng hoảng thành thời cơ".

Trải qua nhiều làn sóng Covid-19, các doanh nghiệp bán lẻ giờ đây đã linh hoạt hơn trong cách vận hành và vượt qua khủng hoảng.

Được biết, trải qua 3 làn sóng Covid-19, những doanh nghiệp có mảng trực tuyến phát triển mạnh như Hải Triều đã biết cách tạo ra sân chơi để thu hút gần 1 triệu lượt người dùng truy cập tại nhà mỗi tháng.

Trong đó, riêng mảng livestream trên fanpage hơn 300.000 người dùng đã thu về 1 nghìn lượt đặt hàng mỗi ngày. Một số dịch vụ “đặc biệt” trong mùa dịch như video call - trải nghiệm mua sắm ở nhà như tại showroom, giao hàng hỏa tốc miễn phí chỉ 1 giờ... đã giúp doanh số online tăng trưởng lên đến 200%.

Doanh nghiệp trực tuyến, sàn thương mại điện tử “ăn nên, làm ra"

Cũng theo số liệu mới nhất từ báo cáo Iprice Group, các sàn thương mại điện tử “ăn nên, làm ra" trong mùa dịch khi chứng kiến lượng người dùng mua sắm tại nhà tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tổng lưu lượng truy cập 3 sàn dẫn đầu là Shopee, Tiki và Lazada ở quý I-2021 là 99 triệu lượt (Shopee: 63 triệu, Tiki: 19 triệu, Lazada: 17 triệu), tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm trước (85 triệu lượt, trong đó Shopee: 43 triệu, Tiki: 23 triệu, Lazada: 19 triệu).

Như vậy có thể thấy, việc phát triển mạnh mảng thương mại điện tử là một xu hướng đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp vừa và lớn, đặc biệt là những thương hiệu chuỗi hơn 10 cửa hàng trở lên.

Việc tập trung quá nhiều vào lượng khách sẵn có tại cửa hàng như cách vận hành của 10 năm về trước sẽ khiến các doanh nghiệp rơi vào thế bị động. Và minh chứng rõ nhất là khi trải qua 3 làn sóng Covid-19, rất nhiều nơi đóng cửa trong khi những doanh nghiệp tốp đầu bảng xếp hạng của Iprice Group vẫn "sống" tốt.

Hàng hóa giá rẻ giảm mạnh, hàng hóa cao cấp tăng nhẹ

Theo chia sẻ từ Đồng hồ Hải Triều, dịch bệnh không ảnh hưởng đến thói quen mua sắm hàng hóa cao cấp, nhất là khi người giàu không thể di chuyển và ra nước ngoài chi tiêu ở thời điểm hiện tại.

Doxa, hãng đồng hồ sang trọng đến từ Thụy Sĩ. Ảnh minh họa ​​​​

Nếu như nhóm hàng giá rẻ có xu hướng giảm thì nhóm hàng cao cấp có chiều hướng tăng vì dịch bệnh đã hạn chế khoản tiêu về du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng...

Một số thương hiệu đồng hồ cao cấp như Doxa, Longines, Frederique Constant... giúp doanh nghiệp thu về lượng lớn tiền mặt. Ngoài ra, kho hàng lớn 15.000 mẫu luôn là lợi thế bởi việc vận chuyển, nhập hàng diễn ra chậm (đặc biệt là những hãng đồng hồ ngoại nhập) từ khi dịch bệnh bùng phát.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng khuyến cáo khách hàng cẩn thận khi mua sắm trực tuyến bởi hàng hóa sẽ khó kiểm soát, tình trạng hàng giả chắc chắn rất nhiều. Nên chọn các đại lý bán lẻ chính hãng, được ủy quyền để bảo đảm an toàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng hồ Hải Triều, Juno dẫn đầu ngành thời trang quý I-2021

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.